TIN TỨC-SỰ KIỆN

Người Việt chi 500 tỷ đồng mỗi năm cho thực phẩm hữu cơ nội địa

Ngày đăng: 25 | 09 | 2019

Trong đó, riêng mức tiêu thụ của Hà Nội và TP HCM là 400 triệu đồng, chiếm 80% lượng tiêu thụ của cả nước.

Theo Bộ NNPTNT, tổng mức tiêu thụ sản phẩm hữu cơ hàng năm của nước ta đạt khoảng 500 tỷ đồng, trong đó TP.HCM và Hà Nội đạt khoảng 400 tỷ đồng/năm.

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tiêu thụ trong nước chủ yếu ở dạng tươi sống. Ảnh: Foody.vn

Lý do chính khiến sản phẩm hữu cơ chủ yếu được tiêu thụ ở thành phố lớn do giá thành cao hơn hẳn sản phẩm trồng trọt chăn nuôi thông thường, khoảng 1,5 – 2 lần. Trên toàn quốc có 8.580 chợ, 958 siêu thị, 188 trung tâm thương mai và 4.000 siêu thị mini, cửa hàng, trong đó 15% chợ, 30% trung tâm thương mại và siêu thị kinh doanh sản phẩm hữu cơ. 85% sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ qua kênh bán lẻ.

Mặc dù tại các chuỗi siêu thị địa phương, những sản phẩm hữu cơ như gạo, rau, quả, thịt, hải sản... có doanh số bán hàng ngày càng tăng, thì vẫn không thể phủ nhận thực tế, việc tiêu thụ sản phẩm hữu cơ còn thấp do hiện nay việc chế biến các sản phẩm hữu cơ chưa được quan tâm đầu tư. Các sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu ở dạng tươi sống như gạo, rau, quả, tôm, rươi… Các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu phần lớn mới chỉ ở dạng sơ chế như rau, quả, hồ tiêu, chỉ có một số ít như chè, tinh dầu dừa, tôm đã qua chế biến…

Việt Nam có gần 20 đơn vị xuất khẩu các loại rau, quả hữu cơ với sản lượng khoảng 260 ngàn tấn/năm, giá trị gần 15 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Mỹ, Ý, Đức, Anh, Nga, Canađa, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, HongKong.

Một số hàng thủy sản hữu cơ như tôm, cá tra cũng được khách hàng đánh giá tốt, mua giá cao hơn khoảng 30% so với thông thường. Tuy nhiên, sản lượng xuất chưa nhiều, giá trị khoảng 10 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam còn các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu khác đem lại giá trị hàng triệu USD như cà phê, gạo, điều, hạt tiêu. Nhìn chung thị trường xuất khẩu chưa khai thác hết tiềm năng, giá trị sản phẩm chưa cao do thiếu chế biến sâu và chưa có thương hiệu mạnh.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Chinh phục thị trường châu Âu bằng nông nghiệp 4.0

25-9-2019

Theo các chuyên gia, với những thị trường khó tính như châu Âu, dù đã có hiệp định thương mại tự do thì để chinh phục được, hàng hóa vẫn cần đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Muốn đạt được điều đó, ứng dụng nông nghiệp 4.0 là một giải pháp bền vững.

Xuất khẩu nông sản thời thương chiến Mỹ – Trung

20-9-2019

Bộ Công Thương nhìn nhận, thương chiến Mỹ - Trung với diễn biến khó lường sẽ tác động đến kinh tế thế giới. Đặc biệt, bộ này dự báo, xuất khẩu nông sản sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, khiến khu vực nông - lâm - thủy sản khó đạt mức tăng trưởng cao.

Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnh

12-9-2019

Trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ...

Giải pháp phát triển NNHC: Thay đổi hành vi sản xuất

18-9-2019

Dù đi sau nhưng Việt Nam đã vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Đi “chợ” châu Âu, cần có chỉ dẫn địa lý

20-9-2019

Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam bởi châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, để nông sản Việt vào được cái “chợ” khổng lồ này, hàng Việt phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng, hay nói cách khác là phải có chính danh được công nhận.

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

3-9-2019

Chiều ngày 03/9/2019 tại Hội trường Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT đã diễn ra lễ công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng và các chức danh lãnh đạo Đảng ủy Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc quay đầu giảm mạnh

27-8-2019

Thị trường xuất khẩu nông sản trọng yếu của Việt Nam là Trung Quốc bỗng quay đầu giảm mạnh do nước này siết chặt kiểm soát thương mại biên mậu và an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu nông sản sang EU: Cửa mở rộng, nhưng không dễ vào

23-8-2019

Để nắm cơ hội, doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường...

Phát triển nông nghiệp trong hội nhập quốc tế

19-8-2019

Phát triển nông nghiệp thông minh phải đi vào thực tiễn và xóa bỏ những mặt hạn chế để người nông dân lĩnh hội, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập.

3 giải pháp hoàn thiện thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

19-8-2019

Động lực cho phát triển nông nghiệp được hình thành từ giải phóng sức sản xuất của nông dân. Tuy nhiên đến nay động lực này đã cạn dần và kinh tế nông nghiệp cần có động lực mới để phát triển.

Công - tư 'bắt tay' nâng giá trị ngành nông nghiệp: Vì sao vẫn khó?

21-8-2019

Thực hiện PPP không chỉ góp phần tăng cường tính liên kết, gia tăng giá trị gia tăng và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp, song số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít.

Doanh nghiệp nông nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA

23-8-2019

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ giúp giảm về 0% với 74,6% dòng thuế nông nghiệp trong năm đầu tiên và 97,3% dòng thuế vào năm thứ 5.