TIN TỨC-SỰ KIỆN

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

Ngày đăng: 21 | 11 | 2019

Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm.

Bộ Công Thương cho biết, từ tháng 6 đến nay, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 25-30% so với tháng 9) và hiện đang ở mức khá cao. Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn (tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70.000 tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết là tháng 11, 12, và tháng 1).

Nguyên nhân của việc tăng giá nêu trên là do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu phi đã tác động lớn đến nguồn cung. Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương đã gây mất cân đối cung - cầu cục bộ, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.

Để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường thực phẩm nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng trong những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, ngay từ những tháng đầu năm, Bộ Công Thương đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp nhằm bình ổn thị trường.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở ngành trên địa bàn phối hợp triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là thịt lợn. Các địa phương có biên giới kiểm soát chặt chẽ việc mua bán thịt lợn qua biên giới, không để ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt lợn trong nước, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bộ NN&PTNT theo dõi sát hoạt động chăn nuôi, đánh giá chính xác năng lực tái đàn để cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp chặt chẽ và kịp thời với Bộ Công Thương trong việc bảo đảm nguồn cung thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung cho thị trường.

Bộ Công Thương cũng đã ban hành chỉ thị yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn khi có có nhu cầu...

Các Sở Công Thương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường truyền thông nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn nóng nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.

Lực lượng quản lý thị trường triển khai tích cực công tác chống đầu cơ, tích trữ, ngăn chặn việc chuyên chở lợn bệnh, lợn lậu, ngăn chặn việc đưa lợn sang các nước láng giềng qua đường tiểu ngạch, vừa giữ được nguồn cung cho thị trường trong nước vừa tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo ngành thú y tạo điều kiện cho các sản phẩm thịt lợn, lợn thịt an toàn lưu thông qua các địa phương để bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho các vùng, miền nhằm hạn chế tình trạng tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường.

Các địa phương định hướng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn mới (như thịt kho tàu, nhân bánh trưng, chân giò muối…) được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

Tăng cường các hoạt động truyền thông về giá cả thị trường, tình hình nguồn cung dịch bệnh nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin về thị trường, gây bất ổn thị trường. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền đến người dân về việc sử dụng các thực phẩm thay thế cho thịt lợn và sử dụng sản phẩm thit lợn đông lạnh thay cho thịt nóng nhằm giảm áp lực cho nguồn cung thị trường trong nước.

Theo VOV.vn

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp nào khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá”

6-11-2019

Nói về tình trạng "được mùa mất giá" của nông sản Việt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường so sánh: "Giá vàng cũng biến động, dầu cũng biến động, giá nông sản cũng vậy!".

Thủy sản có gỡ được “thẻ vàng”?

8-11-2019

Đã 2 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu ra “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, tình hình xuất khẩu sang thị trường EU của Việt Nam bị tác động rõ rệt. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu hải sản Việt Nam, EU tụt xuống vị trí thứ 5.

Xuất khẩu trái cây sụt giảm: Nguyên nhân và giải pháp

15-11-2019

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu sụt giảm bởi phụ thuộc nhiều vào một thị trường cũng như những yếu kém trong khâu chế biến sâu.

Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại: Đưa nông sản mũi nhọn Việt Nam ra thế giới

20-11-2019

Trong giai đoạn 2020-2030 và định hướng đến năm 2045, cả nước sẽ hình thành hàng loạt Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại tại các tỉnh và thành phố lớn.

Ngành sữa trước áp lực hội nhập: Thay đổi hoặc bị đánh bại bởi sữa ngoại

4-10-2019

Hiện nay, năng lực sản xuất sữa của Việt Nam mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu trong nước và giá thành vẫn còn cao. Trước áp lực hội nhập đang ngày càng lớn với sữa ngoại giá rẻ, nhiều chuyên gia cho rằng ngành sữa cần thay đổi để không bị thua ngay trên sân nhà

HỘI THẢO “PHÂN BỔ SỬ DỤNG ĐẤT LÚA – BÀI TOÁN ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH MỚI”

15-10-2019

Để xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) tới 2030 trong bối cảnh mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Viện Chính sách và Chiến lược PTNT phối hợp với Vụ Kế hoạch thực hiện Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53 về Đề án “An Ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.

Người Việt chi 500 tỷ đồng mỗi năm cho thực phẩm hữu cơ nội địa

25-9-2019

Trong đó, riêng mức tiêu thụ của Hà Nội và TP HCM là 400 triệu đồng, chiếm 80% lượng tiêu thụ của cả nước.

Chinh phục thị trường châu Âu bằng nông nghiệp 4.0

25-9-2019

Theo các chuyên gia, với những thị trường khó tính như châu Âu, dù đã có hiệp định thương mại tự do thì để chinh phục được, hàng hóa vẫn cần đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc. Muốn đạt được điều đó, ứng dụng nông nghiệp 4.0 là một giải pháp bền vững.

Xuất khẩu nông sản thời thương chiến Mỹ – Trung

20-9-2019

Bộ Công Thương nhìn nhận, thương chiến Mỹ - Trung với diễn biến khó lường sẽ tác động đến kinh tế thế giới. Đặc biệt, bộ này dự báo, xuất khẩu nông sản sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, khiến khu vực nông - lâm - thủy sản khó đạt mức tăng trưởng cao.

Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnh

12-9-2019

Trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ...

Giải pháp phát triển NNHC: Thay đổi hành vi sản xuất

18-9-2019

Dù đi sau nhưng Việt Nam đã vào danh sách 170 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (NNHC).

Đi “chợ” châu Âu, cần có chỉ dẫn địa lý

20-9-2019

Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam bởi châu Âu (EU) hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, để nông sản Việt vào được cái “chợ” khổng lồ này, hàng Việt phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng, hay nói cách khác là phải có chính danh được công nhận.