TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang EU

Ngày đăng: 19 | 12 | 2019

EU là một thị trường rất lớn của rau quả thế giới, nhưng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU còn rất khiêm tốn.

Vì vậy, Việt Nam đang có nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang khu vực này.

Theo Bộ Công Thương, 11 tháng đầu năm nay, trong số 10 thị trường đơn lẻ lớn nhất của rau quả Việt Nam, thì chỉ có một đại diện đến từ EU, đó là Hà Lan (đứng thứ 5), với giá trị xuất khẩu 74 triệu USD. So với tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 11 tháng là 3,41 tỷ USD, thì rõ ràng, giá trị xuất khẩu như trên sang Hà Lan là khá khiêm tốn.

Trong khi đó, EU là một thị trường rất lớn của rau quả thế giới. Theo Tổ chức Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của EU (CBI), với dân số hơn 500 triệu người, EU chiếm 45% trị giá thương mại hàng rau quả toàn cầu. 5 trong số 10 nước nhập khẩu hàng rau quả hàng đầu thế giới là ở EU.

Trong khoảng 5 năm gần đây, tổng trị giá nhập khẩu trái cây của EU đã tăng nhanh hơn so với lượng nhập khẩu, lần lượt xấp xỉ ở mức 30% và 24%. Nguyên nhân là do EU tăng nhập khẩu trái cây có giá trị cao như bơ, xoài và chanh; định giá cao hơn của đồng đô la Mỹ so với đồng euro; khí hậu khắc nghiệt dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn...

Nguyên nhân chính khiến cho nhập khẩu rau quả, nhất là trái cây của EU tăng mạnh là do sản lượng rau quả ở khu vực này gần như không tăng.

Sản xuất nông nghiệp mặc dù là một ngành cơ bản, nhưng số lượng trang trại rau quả ở EU đang giảm. Nông dân EU lựa chọn sử dụng công nghệ và phát triển giống để tăng năng suất, kéo dài mùa sản xuất, cải thiện chất lượng và đặc tính sản phẩm. Những nỗ lực này khiến chất lượng sản phẩm cao hơn, nhưng sản lượng hầu như không tăng. Do đó, sản lượng trái cây tại EU trong dài hạn có xu hướng giảm nhẹ, góp phần tạo ra nhu cầu nhập khẩu trái cây.

Một điều đáng chú ý là EU nhập khẩu rất nhiều trái cây tươi từ các nước đang phát triển. Các sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và nhiều tiềm năng tại EU gồm: bơ, xoài và khoai lang. Tổng giá trị nhập khẩu từ các nước đang phát triển tăng 38% trong 5 năm lên 18,2 tỷ euro vào năm 2018, lớn hơn đáng kể so với 3,1 tỷ euro nhập khẩu từ các nước phát triển ngoài EU (tăng 20% ​​trong cùng kỳ). Trái cây tươi có tác động cao hơn đến giá trị nhập khẩu so với rau tươi, vì EU tự cung cấp nhiều rau hơn so với trái cây.

EU nhập khẩu rất nhiều trái cây tươi từ các nước đang phát triển vì nhiều loại trái cây nhiệt đới quan trọng phụ thuộc vào các mùa cụ thể hoặc khí hậu nhiệt đới, không thể tìm thấy tại địa phương.

Một điểm nữa cần phải lưu ý là việc nhập khẩu trái cây vào thị trường EU chủ yếu thông qua Hà Lan do Hà Lan được coi là cửa ngõ để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau quả. Cụ thể, hơn 20% rau quả tươi do các nước đang phát triển cung cấp cho EU thông qua Hà Lan. Trị giá nhập khẩu rau quả tươi của Hà Lan từ các nước đang phát triển đã tăng 55% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Từ cảng Rotterdam, điểm nhập cảnh chính, các thương nhân Hà Lan và quốc tế sẽ phân phối sản phẩm đến phần còn lại của EU.

Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam muốn xuất khẩu rau quả vào EU cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan, để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu vào Hà Lan và qua đó vào EU. Bên cạnh đó, Bỉ và Tây Ban Nha cũng là những nước nhập khẩu rau quả nhiệt đới và tái xuất sang những nước khác trong EU.

Về tiêu thụ, Đức là thị trường lớn nhất về rau quả tươi ở EU. Năm 2018, Đức đã nhập khẩu 9,2 triệu tấn rau quả, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu của EU. Trong đó, Đức đã nhập khẩu trực tiếp 2,4 triệu tấn rau quả tươi từ các nước đang phát triển.

Theo Bộ Công Thương, để xuất khẩu được rau quả tươi vào thị trường EU doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý: Phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm; tuân thủ xã hội, môi trường và kinh doanh. Doanh nghiệp có thể cập nhật danh sách đầy đủ các yêu cầu pháp lý tại cổng thông tin trợ giúp thương mại của EU (EU Trade Helpdesk).

Theo NNVN

NỘI DUNG KHÁC

WB: Triển vọng kinh tế Việt Nam những năm tới rất tích cực

18-12-2019

Đánh giá kinh tế Việt Nam đạt những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại, WB nhận định, với mức tăng trưởng khoảng 6,5% trong những năm tới đây, triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam là rất tích cực.

Chuỗi cung ứng nghiệp dư, nông sản Việt khó ”lên hạng” chuyên nghiệp

18-12-2019

Xuất khẩu nông lâm thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, với kim ngạch hơn 40 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, giá trị lợi nhuận của ngành thu về chưa cao bởi thiếu chuỗi logistics phục vụ theo quá trình tích hợp...

HỘI THẢO “TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI INDONESIA, MYANMAR VÀ VIỆT NAM”

6-12-2019

Trong bối cảnh nhiều hộ nông dân nhỏ có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận được nguồn vốn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề "Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Indonesia, Myanmar và Việt Nam". Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Indonesia, Myanmar và Việt Nam như là một giải pháp cải thiện tiếp cận tín dụng cho hộ nông dân nhỏ.

Xuất khẩu nông sản đối mặt với nhiều thách thức mới

9-12-2019

Xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ là cơ sở giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị, nâng cao giá trị của nông sản xuất khẩu.

Đâu là giải pháp để công ty nông, lâm nghiệp dẫn dắt NN phát triển?

6-12-2019

Để phát triển các công ty nông - lâm nghiệp một cách thực sự bền vững, hiệu quả, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phải có cơ chế chính sách khơi thông và giải pháp quản lý thật sự chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng,...

Xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững

13-12-2019

Tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với nông dân lần thứ hai, nhiều vấn đề “nóng” của nông dân được nêu ra đã được Thủ tướng và các thành viên Chính phủ giải đáp.

Kỷ lục mới của nông, lâm, thủy sản: Xuất khẩu đạt 41,3 tỷ USD

16-12-2019

Mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018.

Gần 2.800 DN nông nghiệp thành lập mới, thêm nhiều chuỗi liên kết nông sản

16-12-2019

Số liệu cập nhật mới từ Bộ NN&PTNT cho thấy, số doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản thành lập mới trong năm 2019 là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 12.581 doanh nghiệp.

“Làn sóng ngầm” chuyển nhượng đất nông nghiệp

29-11-2019

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường chuyển nhượng đất nông nghiệp thực sự chưa hình thành nhưng đã có những “làn sóng ngầm” mạnh mẽ, nếu không sớm có hành lang pháp lý thì dễ dẫn đến nhiều tác động xã hội. Hoàn thiện các quy định về tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp đang là một đòi hỏi bức thiết hiện nay...

‘Siết’ truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt là yêu cầu tất yếu?

29-11-2019

Việc siết chặt về truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt là lời cảnh báo khi không chỉ thị trường Trung Quốc mà các thị trường khác trên thế giới đều đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hàng hóa của Việt Nam.

Thông báo kết quả xét tuyển viên chức 2019

20-11-2019

Thông báo kết quả xét tuyển viên chức 2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch

31-10-2019

Thông báo kế hoạch kiểm tra sát hạch