TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trái cây Việt Nam đã đủ sức thâm nhập nhiều thị trường khó tính

Ngày đăng: 13 | 01 | 2020

Gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường khó tính. Tín hiệu vui này hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK trái cây bền vững.

Theo số liệu mới nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), giá trị xuất khẩu rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với hơn 65% thị phần. Nguyên nhân xuất khẩu rau quả sụt giảm là do sự sụt giảm tại thị trường Trung Quốc.

Trái cây Việt Nam đã thâm nhập nhiều thị trường khó tính. (Ảnh: KT)

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu rau quả sụt giảm trong năm qua là do Trung Quốc đã siết chặt tiểu ngạch, chỉ nhập khẩu hàng chính ngạch. 

Nhiều mặt hàng rau quả có lợi thế của Việt Nam chưa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên phải thúc đẩy tiêu thụ nội địa hoặc gia tăng chế biến.

Điều đáng nói, ở một số thị trường lớn khác, xuất khẩu rau quả Việt Nam lại tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD, tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu, tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD, tăng 14,4%...

Những loại quả có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam đến nay đã thâm nhập hầu hết các thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới, chiếm khoảng hơn 30%, trong đó có những thị trường tăng trưởng mạnh như: Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada…

Tuy nhiên, hiện nay cũng đã xuất hiện những đối tác cạnh tranh với Việt Nam như: Campuchia đã xuất khẩu được xoài vào Hàn Quốc; Trung Quốc đã mở rộng diện tích trồng thanh long...

Do đó, theo Bộ NN&PTNT, nếu ngành trái cây Việt không thay đổi, không cải tiến chất lượng thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu. 

Ngoài yếu tố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người nông dân phải sản xuất hàng hóa ở quy mô lớn để đáp ứng được những đơn hàng lớn của nhà nhập khẩu. Từ nhiều năm nay, đây vẫn là bài toán khó với ngành hàng trái cây Việt Nam.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

"Bệ phóng" nào để ngành nông nghiệp bứt phá trong năm 2020?

13-1-2020

Năm 2019 được xem là năm nhiều sóng gió đối với ngành Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thắng lợi ghi dấu trên thị trường quốc tế và trong nước.

Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân sẽ “nghĩ lớn” để bứt phá

10-1-2020

Nếu không có những doanh nghiệp tiên phong dám “nghĩ lớn”, liệu Việt Nam có được những công trình mang đẳng cấp quốc tế hay không? Triển vọng của khối kinh tế tư nhân sẽ nằm ở chính sự dám nghĩ, dám làm và sự dấn thân không mệt mỏi.

Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019

9-1-2020

Ngày 08/01/2020, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019. Hội nghị đón nhận sự tham dự đầy đủ của Lãnh đạo Viện, toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang công tác, làm việc tại các Phòng ban, Trung tâm, Bộ môn trực thuộc Viện.

Lợi thế và khó khăn từ EVFTA dưới góc nhìn doanh nghiệp

9-1-2020

Hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp vẫn cần nỗ lực hơn nữa để tận dụng lợị thế từ hiệp định này.

10 nhiệm vụ, giải pháp nông nghiệp 2020

7-1-2020

Sáng 7/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị bàn kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp bền vững năm 2020.

Ngành Nông nghiệp bắt tay vào việc ngay những ngày đầu năm mới

1-1-2020

Những khó khăn, thách thức, đặc biệt là ứng phó với hạn mặn trong vụ Đông xuân 2019-2020 đòi hỏi ngành Nông nghiệp sẽ phải bắt tay triển khai ứng phó ngay những ngày đầu năm mới 2020.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững

7-1-2020

Những tiền đề trong năm 2019 là điều kiện quan trọng để toàn ngành nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập, giá trị gia tăng bền vững trong năm 2020 và những năm tới.

"Chưa bao giờ DN đầu tư nông nghiệp lại lớn như bây giờ"

2-1-2020

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bản thân DN đã nhìn thấy tiềm năng, lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp, mặt khác, 63 tỉnh thành, tỉnh nào cũng liên tục mời gọi đầu tư, xúc tiến đầu tư nông nghiệp tạo thành sức mạnh, sức hút cho khu vực này.

2019: Một năm đầy sóng gió của xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

2-1-2020

2019 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối với trái cây xuất khẩu của Việt Nam khi thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch và qui định dán nhãn, đóng gói.

Thị trường là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2020

2-1-2020

Năm 2020, việc nâng cao kĩ năng, năng lực ứng phó với các tình huống xảy ra được coi là giải pháp thường trực cần hướng tới. Đặc biệt việc phát triển thị trường là khâu quyết định tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Năm 2020, nhiều mặt hàng sẽ hồi phục tăng trưởng

2-1-2020

Năm 2019, do những yếu tố bất lợi, giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp quan trọng sụt giảm đáng kể. Bước vào năm 2020, nhiều mặt hàng có khả năng sẽ hồi phục, tăng trưởng trở lại.

Những điểm sáng nổi bật của ngành NN trong năm “sóng gió”

31-12-2019

Năm 2019, ngoài đối mặt với “sóng gió”, thách thức về năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, ngành nông nghiệp còn chịu tác động lớn của nhiều yếu tố dịch bệnh, thị trường, biến đổi khí hậu...