TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu khó do virus Corona: Ngày mai Bộ NNPTNT, Công Thương họp khẩn

Ngày đăng: 02 | 02 | 2020

Ảnh hưởng của dịch viêm phổi do virus Corona, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp khó. Trong ngày mai, mùng 3/2, hai bộ NNPTNT, Công Thương cũng sẽ họp bàn với 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, các hiệp hội để thúc đẩy thương mại nông sản.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ chủ trì cuộc họp các bộ ngành, lãnh đạo 6 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp bàn các giải pháp thúc đẩy thương mại nông sản Việt Trung ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona. 

Dịch viêm phổi do virus corona ngay lập tức đã có những tác động nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có nhiều mặt hàng nông sản. 

Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, trong thời gian từ ngày 22/1 (ngày 28 Tết) đến hết ngày 28/1 (ngày mùng 4 Tết) các đơn vị cửa khẩu đã làm thủ tục cho 22.432 lượt hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng và cửa khẩu Chi Ma. Con số này giảm 52,6% so với cùng kỳ năm 2019).

Các đơn vị cửa khẩu cũng đã làm thủ tục cho 242 bộ tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với kim ngạch đạt 4,7 triệu USD, giảm khoảng 45% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, tại Long An, đợt thu hoạch thanh long đúng vào dịp các cửa khẩu với Trung Quốc tạm đóng cửa khiến giá thanh long giảm sâu, chỉ còn khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg khiến nhà vườn vô cùng khó khăn. Ước tính, sản lượng thanh long vụ này của Long An đạt 20.000 tấn. 

Đã có doanh nghiệp Trung Quốc chuyên cung ứng mặt hàng nông sản trái cây cho TP. Vũ Hán giảm mua, như Tập đoàn Hồng Thái Dương vốn là đơn vị nhập 40% lượng thanh long của tỉnh Long An nay đã hủy một số đơn hàng khoảng 300 container - tương đương khoảng 6.000 tấn - đã đặt trước đó.

Trước tình hình dịch bệnh virus corona, nhiều doanh nghiệp không thể xuất hàng thanh long sang Trung Quốc, Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An đã tính đến phương án thu mua tạm trữ với giá khoảng 10.000 đồng/kg.

Để có những giải pháp cụ thể hơn trong tiêu thụ mặt hàng này, Sở Công Thương Long An cũng sẽ tổ chức hội nghị về việc hỗ trợ tiêu thụ thanh long vào ngày 5/2.

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, trước tình hình gia tăng của dịch viêm phổi do virus corona, Trung Quốc đã tăng cường thêm các biện pháp ứng phó, đặc biệt về thương mại, cụ thể, phía Quảng Tây tạm dừng các giao dịch trao đổi hàng hóa cư dân biên giới trên toàn tuyến biên giới Quảng Tây, dự kiến từ ngày 31/1 (mùng 7 tháng Giêng) đến ngày 8/2/2020 (tức 15 tháng Giêng).

Ngoài ra, các cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới thuộc địa bàn Thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc đóng cửa từ ngày 31/1 (mùng 7 tháng Giêng) – đến ngày 8/2/2020 (15 tháng Giêng), trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở cửa vào ngày 3/2/2020)

Về phía Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), kể từ ngày 29/1/2020 đã kiểm soát chặt chẽ phương tiện và người điều khiển phương tiện lưu thông qua cặp cửa khẩu Bắc Sơn (Hà Khẩu) - Kim Thành (Lào Cai) để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra, điều này đã khiến hoạt động thông quan hàng hóa bị hạn chế.

Đặc biệt, phía Hà Khẩu đã thông báo sẽ tạm dừng hoạt động chợ biên mậu Bắc Sơn kể từ ngày 30/1/2020 đến hết ngày 8/2/2020, để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Trong khoảng thời gian tạm dừng hoạt động chợ biên mậu Bắc Sơn, các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Lào Cai trong thời gian vừa qua và hiện nay như thanh long, dưa hấu, mít, xoài, bánh kẹo… sẽ không thể thông quan để nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc theo hình thức trao đổi hàng hóa biên mậu.

Trước tình hình trên, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, trái cây của Bình Thuận được thuận lợi, tránh được thiệt hại cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, hoa quả sang thị trường Trung Quốc, Sở Công Thương Bình Thuận đề nghị quý đơn vị phối hợp thông báo, khuyến cáo đến các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, hoa quả sang thị trường Trung Quốc được biết thông tin trên để chủ động trong việc thu hoạch, thu mua hàng hóa, có sự phối hợp trong việc vận chuyển hàng hóa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng bị ép giá.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chủ động theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc như: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Giang… nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Thực hiện nghiêm túc hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng. Triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã nên trao đổi, thống nhất với đối tác phía Trung Quốc để từng bước thực hiện nhập khẩu theo phương thức chính ngạch.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu gặp khó vì corona: Ưu tiêu lưu giữ bảo quản nông sản

31-1-2020

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần chủ động lưu giữ, bảo quản chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.

Nông sản Việt "mất đường" sang Trung Quốc vì virus corona

1-2-2020

Hàng trăm xe container trái cây vận chuyển sang Trung Quốc buộc phải quay đầu trở về vì các cửa khẩu tạm thời đóng để ngăn ngừa dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.

Đầu tư mạnh vào nông nghiệp: Các “đại gia” toan tính gì?

31-1-2020

Việc các “ông lớn” liên tiếp bắt tay nhau đem đến kỳ vọng về những “con sếu” đang “gọi đàn” đầu tư vào nông nghiệp, giúp nâng tầm nông sản Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nông nghiệp tuần hoàn: Biến những thứ tưởng bỏ đi thành... “vàng”

20-1-2020

Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi như thân cây ngô, đậu, lạc, bã sắn, bã mía, vỏ trấu… để làm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi. Tại những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải “đẻ” ra tiền.

Vượt qua 'khó khăn kép'

20-1-2020

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhìn lại sản xuất nông nghiệp 2019 và một số định hướng, mục tiêu của ngành năm 2020.

5 dấu ấn đáng nhớ của nông sản Việt trong năm 2019

20-1-2020

Hạt gạo ngon nhất thế giới; Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam; lần đầu tiên sữa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc... là những dấu ấn mà ngành nông nghiệp xác lập trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.

Nông sản Việt Nam cần hạn chế xuất khẩu thô

29-10-2019

Trong nhiều năm qua, công nghiệp chế biến đã làm nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản (CBNS) chưa tương xứng với tiềm năng, nông sản vẫn chủ yếu xuất khẩu (XK) thô, giá trị gia tăng thấp. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp CBNS phát triển.

Hợp tác phát triển chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam

17-1-2020

Sản xuất nông nghiệp là lợi thế, tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở sản xuất mà bao gồm cả gia công chế biến...

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020

14-1-2020

Trong không khí đầu năm 2020 và chuẩn bị đón xuân Canh Tý, ngày 14/01 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ hưu trí.

Trái cây Việt Nam đã đủ sức thâm nhập nhiều thị trường khó tính

13-1-2020

Gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường khó tính. Tín hiệu vui này hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK trái cây bền vững.

"Bệ phóng" nào để ngành nông nghiệp bứt phá trong năm 2020?

13-1-2020

Năm 2019 được xem là năm nhiều sóng gió đối với ngành Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thắng lợi ghi dấu trên thị trường quốc tế và trong nước.

Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân sẽ “nghĩ lớn” để bứt phá

10-1-2020

Nếu không có những doanh nghiệp tiên phong dám “nghĩ lớn”, liệu Việt Nam có được những công trình mang đẳng cấp quốc tế hay không? Triển vọng của khối kinh tế tư nhân sẽ nằm ở chính sự dám nghĩ, dám làm và sự dấn thân không mệt mỏi.