TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu gặp khó vì corona: Ưu tiêu lưu giữ bảo quản nông sản

Ngày đăng: 31 | 01 | 2020

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần chủ động lưu giữ, bảo quản chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong những ngày qua, bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang có những diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, số người mắc bệnh và tử vong do bệnh dịch này tăng lên nhanh chóng. 

Dịch bệnh đã buộc Chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp quyết liệt để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm như phong tỏa một số địa phương, hạn chế vận chuyển lưu thông trong nội địa... Điều này đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản nhập khẩu tại Trung Quốc. 

Đồng thời, do công tác chống dịch đang được thực hiện nghiêm ngặt nên việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng bị hạn chế, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam sang Trung Quốc.

Trước tình hình trên, ngày 30/1, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có công văn đề nghị các Hiệp hội ngành hành thông báo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cần bám sát tình hình, trao đổi thường xuyên với đối tác để nắm được những thay đổi phát sinh trong trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra.

"Các Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp dịch vụ logistics (đặc biệt là các doanh nghiệp có kho lạnh) ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam lưu giữ, bảo quản nông sản trong khi chờ xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước", công văn nêu rõ.

Trước đó, để phòng chống dịch lan rộng, ngày 29/1, phía Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hạn chế giao thương, trong đó thị Bằng Tường sẽ lùi thời gian mở các cửa khẩu với Việt Nam đến ngày 9/2 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan sẽ mở cửa từ ngày 3/2 ).  

Trước tình hình này, Bộ Công Thương nhận định, việc lùi thời gian mở cửa khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các loại nông sản này, đặc biệt là các mặt hàng đang vào vụ thu hoạch như dưa hấu, thanh long. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chỉ có thể xuất khẩu qua cửa khẩu phụ. 

Để ứng phó kịp thời với tình hình trên, ngoài thông báo trên Cổng thông tin điện tử về diễn biến tại các cửa khẩu. Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản nói chung và trái cây nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng... nhằm chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Các doanh nghiệp cũng cần thực hiện nghiêm túc hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng, triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, tránh phát sinh rủi ro và giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần dự tính phương án ứng phó với khả năng dịch bệnh diễn biến phức tạp, lan rộng, kéo dài dẫn đến việc giao thương với Trung Quốc gặp khó khăn hơn nữa, thậm chí không thể thực hiện được, để từ đó có phương án kịp thời chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác, tiêu thụ trong nước hoặc đưa vào chế biến, trữ lạnh.

Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp chế biến tăng cường thu mua trái cây tươi tại các tỉnh để chế biến thành các sản phẩm như nước ép, sấy khô... vừa nâng cao giá trị mặt hàng, vừa giúp nông sản có thể lưu giữ được lâu hơn.

Các doanh nghiệp logistics sở hữu kho lạnh cũng cần vào cuộc, hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản, dành diện tích bảo quản lạnh với giá ưu đãi để giúp các doanh nghiệp nông sản bảo quản nông sản, thủy sản trong thời gian tìm kiếm hợp đồng mới.

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và có đường biên giới đất liền kéo dài với nhiều cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu phụ là nơi giao nhận, thông thương một số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản Việt "mất đường" sang Trung Quốc vì virus corona

1-2-2020

Hàng trăm xe container trái cây vận chuyển sang Trung Quốc buộc phải quay đầu trở về vì các cửa khẩu tạm thời đóng để ngăn ngừa dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra.

Đầu tư mạnh vào nông nghiệp: Các “đại gia” toan tính gì?

31-1-2020

Việc các “ông lớn” liên tiếp bắt tay nhau đem đến kỳ vọng về những “con sếu” đang “gọi đàn” đầu tư vào nông nghiệp, giúp nâng tầm nông sản Việt tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Nông nghiệp tuần hoàn: Biến những thứ tưởng bỏ đi thành... “vàng”

20-1-2020

Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế chính là tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi như thân cây ngô, đậu, lạc, bã sắn, bã mía, vỏ trấu… để làm thành phân bón, thức ăn chăn nuôi. Tại những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, người ta gần như không phải bỏ đi thứ gì, ngược lại còn bắt rác thải “đẻ” ra tiền.

Vượt qua 'khó khăn kép'

20-1-2020

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhìn lại sản xuất nông nghiệp 2019 và một số định hướng, mục tiêu của ngành năm 2020.

5 dấu ấn đáng nhớ của nông sản Việt trong năm 2019

20-1-2020

Hạt gạo ngon nhất thế giới; Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam; lần đầu tiên sữa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc... là những dấu ấn mà ngành nông nghiệp xác lập trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.

Nông sản Việt Nam cần hạn chế xuất khẩu thô

29-10-2019

Trong nhiều năm qua, công nghiệp chế biến đã làm nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến nông sản (CBNS) chưa tương xứng với tiềm năng, nông sản vẫn chủ yếu xuất khẩu (XK) thô, giá trị gia tăng thấp. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp CBNS phát triển.

Hợp tác phát triển chuỗi giá trị thực phẩm tại Việt Nam

17-1-2020

Sản xuất nông nghiệp là lợi thế, tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới với yêu cầu cao hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở sản xuất mà bao gồm cả gia công chế biến...

IPSARD gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020

14-1-2020

Trong không khí đầu năm 2020 và chuẩn bị đón xuân Canh Tý, ngày 14/01 tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tổ chức gặp mặt tri ân các cán bộ hưu trí.

Trái cây Việt Nam đã đủ sức thâm nhập nhiều thị trường khó tính

13-1-2020

Gần đây, nhiều trái cây Việt liên tục được cấp phép XK vào những thị trường khó tính. Tín hiệu vui này hứa hẹn khả năng thúc đẩy XK trái cây bền vững.

"Bệ phóng" nào để ngành nông nghiệp bứt phá trong năm 2020?

13-1-2020

Năm 2019 được xem là năm nhiều sóng gió đối với ngành Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực bám sát thực tiễn, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thắng lợi ghi dấu trên thị trường quốc tế và trong nước.

Năm 2020, doanh nghiệp tư nhân sẽ “nghĩ lớn” để bứt phá

10-1-2020

Nếu không có những doanh nghiệp tiên phong dám “nghĩ lớn”, liệu Việt Nam có được những công trình mang đẳng cấp quốc tế hay không? Triển vọng của khối kinh tế tư nhân sẽ nằm ở chính sự dám nghĩ, dám làm và sự dấn thân không mệt mỏi.

Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019

9-1-2020

Ngày 08/01/2020, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức và người lao động năm 2019. Hội nghị đón nhận sự tham dự đầy đủ của Lãnh đạo Viện, toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động đang công tác, làm việc tại các Phòng ban, Trung tâm, Bộ môn trực thuộc Viện.