TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhiều doanh nghiệp Việt đạt thỏa thuận xuất nhập khẩu nông sản khi thăm Mỹ

Ngày đăng: 27 | 02 | 2020

Các doanh nghiệp Việt - Mỹ ký kết nhiều văn bản liên quan xuất nhập khẩu nông sản khi đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến làm việc tại bang Nebraska, Mỹ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm việc với các hiệp hội ngành hàng Mỹ tại Washington DC. Ảnh: Trần Cao.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại năm 2020, Bộ NN - PTNT phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Đoàn công tác sang làm việc tại các bang của Mỹ nhằm tăng cường nhập khẩu nông sản mà Mỹ có thế mạnh như thịt bò, ngô, đậu tương và các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khác....

Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hướng đến hài hòa hóa cán cân thương mại, đảm bảo lợi ích hai nước và chuẩn bị trước thềm chuyến thăm chính thức Mỹ của Thủ tướng Chính phủ.

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ NN - PTNT Việt Nam phối hợp với Chính quyền Bang Nebraska, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, các hiệp hội và doanh nghiệp 2 nước tổ chức “Diễn Đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ: Thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản” nhằm kết nối và thúc đẩy xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chủ trì.

Tại Diễn đàn, hai bên cung cấp các thông tin về thực trạng, tiềm năng và cơ hội giao thương nông lâm thủy sản. Diễn đàn cũng là nơi để các hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản; hỏi đáp các quy định thị trường trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước, đồng thời đề xuất với cơ quan thẩm quyền các giải pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước trong thời gian tới.

Hiện nay, trong thương mại nông sản giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam nhập khẩu nhiều sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn từ Hoa Kỳ, trong đó, theo số liệu thống kê năm 2019: chiếm thị phần số 1 về nhập khẩu Bông (đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 67,4% thị phần nhập khẩu của Việt Nam), đứng thứ 2 về thị phần nhập khẩu các sản phẩm: gỗ và sản phẩm từ gỗ (đạt trên 338,2 triệu USD, chiếm 17.7 % thị phần, sau nhập khẩu từ Trung Quốc), Thức ăn gia súc và nguyên liệu (đạt 628,3 triệu USD chiếm 18,3% thị phần, sau nhập khẩu từ Áchentina), sữa và sản phẩm sữa (đạt 133,4 triệu USD, chiếm 13,5% thị phần, sau nhập khẩu từ Niuzilân), đứng thứ 3 về nhập khẩu rau quả (đạt 303,3 triệu USD, chiếm 18% thị phần), thứ 4 về nhập khẩu lúa mì (đạt 59,9 triệu USD, chiếm 9,4% thị phần)...

Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp hiện đại, hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản giữa hai nước hiện còn tiềm năng rất lớn.

Đây cũng là cơ hội lớn để doanh nghiệp hai bên tận dụng, giao thương thúc đẩy phát triển thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt nhập khẩu các sản phẩm nông sản có thể mạnh, chất lượng cao từ Mỹ để bổ sung cho thị trường Việt Nam.

Đặc biệt, thông qua diễn đàn này và các hoạt động giao thương, nhiều doanh nghiệp đã đạt được những thống nhất ban đầu trong xuất nhập khẩu các sản phẩm nông sản, trong đó đã diễn ra lễ ký kết các văn bản ghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc nhập khẩu nông sản của Việt Nam với doanh nghiệp Mỹ.

Điển hình là 8 cặp doanh nghiệp 2 nước đạt thỏa thuận về nhập khẩu các sản phẩm ngũ cốc, bột mỳ, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thịt bò, thịt heo, gỗ nguyên liệu, trái cây, thủy sản....

Đây là một trong những kết quả hết sức cụ thể và khả quan góp phần hài hòa hóa cán cân thương mại nông sản, đảm bảo lợi ích chung của hai nước Việt Nam – Mỹ trong thời gian tới.

Trần Cao (Từ Hoa Kỳ)

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2019: vui cho tất cả, ngoại trừ nông dân

27-2-2020

Xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 đạt các kết quả ấn tượng, giữa bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu âm của nhiều nền kinh tế lớn. Tất cả đều hân hoan trước kết quả này, trừ người nông dân. Xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam đạt 263,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, và thặng dư thương mại đạt 9,9 tỷ USD, là năm thặng dư thương mại thứ 4 liên tiếp và vượt qua mọi kỳ vọng. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành chung vui kết quả này.

Thị trường đất nông nghiệp: Cần cơ chế gì?

25-2-2020

63% hộ nông dân có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha , 26% có từ 0,5 - 2 ha, ngoài ra, có những hộ nông dân sở hữu nhiều mảnh đất nhỏ, rải rác gây ra hạn chế bất cập trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, cần thể chế thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp là vấn đề được đặt ra.

EVFTA - Đường đi để DN Việt tạo “thế” và “lực”

21-2-2020

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bước vào thị trường EU rộng lớn.

Chế biến sâu mở cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới

21-2-2020

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến, nông, lâm, thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7 - 8%/năm. Việc đẩy mạnh chế biến sâu sẽ giúp nông sản Việt vượt nhiều rào cản, chinh phục thị trường.

Gỡ “rào cản” tích tụ ruộng đất

4-11-2019

Theo TS TRẦN CÔNG THẮNG, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thị trường đất đai nông nghiệp còn nhiều tồn tại, thiếu bàn đạp cơ chế cho tích tụ ruộng đất.

Chế biến nông sản Việt Nam: Tích cực gỡ khó để lọt top 10 thế giới

21-2-2020

Bộ NNPTNT đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ.

Phát triển chăn nuôi bền vững và đảm bảo an toàn dịch bệnh

20-2-2020

Việt Nam là nước xếp thứ 5 trong tốp 10 quốc gia và khu vực sản xuất thịt lợn nhiều nhất với sản lượng móc hàm đạt 2,8 triệu tấn/năm (số liệu năm 2018), sau Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Brazil, Nga.

Các doanh nghiệp "đổ" 30.000 tỷ đồng đầu tư vào chế biến nông sản

20-2-2020

Công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đã có sự bứt tốc và thay đổi lớn trong những năm gần đây khi có tới 40 dự án đầu tư với số vốn hơn 30.000 tỷ đồng được khởi công xây dựng và khánh thành trong 3 năm gần đây.

EVFTA: Nông sản Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn gắt gao

17-2-2020

Hiệp định thương mại tự do sẽ mở rộng cửa thị trường Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp và nông gia Việt Nam có đáp ứng được các tiêu chuẩn rất gắt gao của các nước châu Âu hay không?

Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến và logistics nông sản

18-2-2020

Chế biến nông sản sẽ được Bộ NN-PTNT tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đưa nước ta thành trung tâm chế biến và logistics nông sản toàn cầu vào 2030.

Nghị viện Châu Âu thông qua EVFTA

12-2-2020

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được Nghị viện châu Âu thông qua ngày 12/2.

Phân tích giá trái cây Trung Quốc trong năm 2020

12-2-2020

Thị trường trái cây Trung Quốc khá bất ổn trong năm 2019. Trong nửa đầu năm 2019, tình trạng nguồn cung trái cây giảm mạnh, trong khi nhu cầu ổn định nên cầu vượt cung trên thị trường. Trong nửa cuối năm 2019, nguồn cung phục hồi và giá nhanh chóng quay trở lại mức cũ. Giá trái cây Trung Quốc dự báo duy trì ở mức thấp trong nửa đầu năm 2020.