TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu nông sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm

Ngày đăng: 19 | 03 | 2020

Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam giữ mức tăng trưởng khả quan trong tháng 2/2020. Trong đó, Trung Quốc là thị trường giảm hơn 22% về giá trị xuất khẩu nhưng vẫn là thị trường lớn nhất của hàng nông sản.

Số liệu của Tổng cục hải quan cho biết trong tháng 2/2020, tổng trị giá xuất khẩu hàng hó của Việt Nam đạt 20,85 tỉ USD, tăng 13,8% so với tháng trước, tương ứng tăng 2,53 tỉ USD.

Theo đó, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 39,08 tỉ USD tăng 8,4%, tương ứng tăng 3,02 tỉ USD so với cùng kì năm trước.

Trong đó đối với nhóm ngành nông sản bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su..., kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 đạt 1,22 tỉ USD, tăng 6,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 2,36 tỉ USD, giảm 2,2% so với cùng kì năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với 658 triệu USD, giảm 22,2% so với cùng kì năm 2019; thị trường EU là 427 triệu USD, tăng nhẹ 0,7%; thị trường ASEAN đạt 367 triệu USD, tăng 38,7%...

Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 747 triệu USD, giảm 10,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 2/2020, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,58 tỉ USD, tăng 13,8% so với cùng kì năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ trong 2 tháng qua xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường như Mỹ với trị giá 808 triệu USD, tăng 27% so với cùng kì năm trước; sang Nhật Bản với 199 triệu USD, tăng 9,7%; sang Trung Quốc với 180 triệu USD, tăng hơn 19%…

Còn với mặt hàng thủy sản, trị giá xuất khẩu trong tháng 2 là 501 triệu USD, tăng nhẹ gần 2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 989 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng thời gian năm 2019.

Hàng thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản 185 triệu USD, tăng 2,7%; Mỹ đạt 180 triệu USD, tăng nhẹ 0,8%; EU với 150 triệu USD, giảm 9,3%… so với một năm trước đó.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

NỘI DUNG KHÁC

Thủ tướng: An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng trong bất ổn toàn cầu

18-3-2020

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự trữ lương thực, ổn định trong mọi điều kiện là rất quan trọng, đây là mặt hàng chính yếu, đừng coi thường, đừng cho đây không phải vấn đề chiến lược.

Đang nhận góp ý cho Bộ tiêu chí chứng nhận Cà phê Việt Nam chất lượng cao

1-4-2020

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CS-CL) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đây là một dạng tiêu chuẩn tự nguyện có mục tiêu dài hạn là nâng cao chất lượng và giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Siêu thị, cửa hàng cam kết cung cấp đủ hàng hóa, người dân mua thực phẩm tích trữ giảm rõ rệt

14-3-2020

Cục quản lí thị trường các tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra, xử lí, nghiêm cấm đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tự tăng giá bất hợp pháp để thu lợi nhuận cao.

Bộ Công Thương khẳng định hàng hóa sẽ luôn được cung ứng đầy đủ, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh

17-3-2020

Nguồn cung hàng hóa thiết yếu như gạo, thịt, rau quả, thuốc chữa bệnh...tại các siêu thị, chợ trên cả nước đều tăng số lượng dự trữ, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.

Ngành nông nghiệp lên phương án chuẩn bị cho nhu cầu lương thực, thực phẩm sau dịch COVID-19

16-3-2020

Sau dịch bệnh bao giờ cũng có nhu cầu lương thực, thực phẩm lớn, có thể nói là nhu cầu bùng nổ, vì vậy, cần chuẩn bị để có nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

12-3-2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Gỡ nút thắt cơ giới hóa: Cơ hội đổi mới tư duy làm nông nghiệp

12-3-2020

Có thể khẳng định, việc thực hiện cơ giới hóa đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng tiến bộ khoa học, từng bước tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp, tăng năng suất lao động...

Bộ NN-PTNT thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19

12-3-2020

Bộ NN-PTNT đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Hạn hán nặng – ĐBSCL thông báo tình trạng khẩn cấp

12-3-2020

Hạn hán kéo dài tại Việt Nam, cộng với tình hình xâm mặn lấn sâu trên diện rộng, đã đẩy 5 tỉnh tại vựa gạo của Việt Nam phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. “Hạn hán và xâm mặn năm 2020 có tính chất nghiêm trọng vượt xa những gì chúng tôi chứng kiến 4 năm trước”, theo ông Nguyễn Thiện Pháp, lãnh đạo Chi cục nước tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại ĐBSCL.

Thủ tướng chỉ thị tổ chức nuôi tái đàn heo thành công, không để dịch bệnh tái phát

10-3-2020

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, dịch tả heo châu Phi.

FAO: Giá lương thực thế giới tháng 2 giảm lần đầu tiên trong 4 tháng vì virus corona

10-3-2020

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết giá thực phẩm trên thế giới giảm trong tháng 2 sau 4 tháng tháng liên tiếp vì giá dầu thực vật xuất khẩu giảm mạnh khi virus corona bùng phát dấy lên lo ngại nhu cầu sẽ chậm lại.

Bộ Công Thương lên phương án cân đối nguồn cung thịt heo ứng phó COVID-19

10-3-2020

Tăng cường nguồn cung hàng hóa, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có thịt heo là một trong những phương án điều tiết nguồn hàng của Bộ Công Thương.