TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bàn giao 5 "ông lớn" ngành nông nghiệp về "siêu" ủy ban

Ngày đăng: 15 | 11 | 2018

Chiều 15.11, Bộ NNPTNT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp từ Bộ NNPTNT về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đây là lễ ký kết thứ 5 (sau Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Thông tin truyền thông) và là lễ ký kết cuối cùng của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoàn tất quá trình tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc các Bộ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, 5 doanh nghiệp được bàn giao cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm: Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Số vốn của 5 doanh nghiệp này khoảng 50.000 tỷ đồng (trong đó riêng Tập đoàn Cao su Việt Nam có số vốn khoảng 40.000 tỷ đồng); sở hữu gần 500.000 ha đất nông lâm nghiệp.

Toàn cảnh lễ ký kết. Ảnh: I.T

"Đây là 5 doanh nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào quá trình đổi mới, ổn định và phát triển thời gian qua của đất nước. Hơn nữa, những doanh nghiệp này còn có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế." - Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, sau khi tiếp nhận 5 doanh nghiệp này, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT, với các cơ quan liên quan để chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao; đồng thời tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các doanh nghiệp theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ NNPTNT thực hiện quản lý vốn nhà nước trong lĩnh vực rất quan trọng, bao trùm toàn bộ các hoạt động của 5 doanh nghiệp, từ đất rừng, đất nông nghiệp, đến quy hoạch các loại cây, giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu.

Do vậy, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như 5 doanh nghiệp trên sẽ thường xuyên phối hợp với Bộ NNPTNT, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng định hướng phát triển của ngành nông nghiệp, có hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước.

Thứ trưởng Tuấn cũng đề nghị, lãnh đạo 5 doanh nghiệp, tập thể người lao động đoàn kết, thống nhất thực hiện theo chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Lễ ký kết Biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu  vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NNPTNT về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, sau khi tiếp nhận 5 doanh nghiệp, Uỷ ban sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NNPTNT, các cơ quan liên quan để chỉ đạo các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, với việc tiếp nhận 5 doanh nghiệp từ Bộ NNPTNT, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn thành tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo giá trị sổ sách, vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty này là  trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Sau khi chuyển giao, các Bộ chủ quản vẫn còn một số chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như: xây dựng văn bản pháp luật về hoạt động của DNNN, hoạch định chiến lược phát triển ngành; xây dựng hệ thống các định mức, tiêu chuẩn liên quan lĩnh vực ngành như đơn giá, giá cả, định mức, tiêu chuẩn tiêu chí chuyên môn; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ngành và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước đối với các DN trong lĩnh vực ngành.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Bàn giao 5 "ông lớn" ngành nông nghiệp về "siêu" ủy ban

15-11-2018

Chiều 15.11, Bộ NNPTNT và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp từ Bộ NNPTNT về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đổi thay khó ngờ của tam nông!

9-11-2018

Bộ NNPTNT là một trong số ít bộ, ngành tiên phong thực hiện quá trình cơ cấu ngành trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân.

5 năm tái cơ cấu ngành: Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

9-11-2018

Sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập

9-11-2018

Ngành NN-PTNT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 và các năm tiếp theo là xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Phấn đấu có 15.000 hợp tác xã hoạt động vào năm 2020

6-11-2018

Mục tiêu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã hoạt động đang là thách thức rất lớn của phát triển kinh tế tập thể.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

8-11-2018

Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Tháo gỡ rào cản để kinh tế tập thể, HTX phát triển

6-11-2018

Xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế tập thể, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: 3 trục sản phẩm mang về 40 tỷ USD

7-11-2018

Một trong những thành quả ấn tượng nhất sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đã hình thành rõ nét 3 trục sản phẩm: Nhóm ngành hàng cấp quốc gia; nhóm sản phẩm địa phương và nhóm sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Tích tụ đất nông nghiệp: Gian nan gõ cửa... từng hộ dân!

7-11-2018

Đàm phán với 2.000 hộ dân mới có được 180ha đất cho doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)! Thực tế này ở tỉnh Hà Nam cho thấy, tích tụ đất – một trong những điều kiện tiên quyết để có thể hiện đại hóa nông nghiệp vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

6-11-2018

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Tìm hướng xuất khẩu nông sản bền vững sang Trung Quốc

3-11-2018

Nhằm tăng cơ hội XK sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, Bộ NNN-PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Vào CPTPP: Cà phê, hồ tiêu, rau quả đang lợi thế lại biến thành yếu

5-11-2018

Sáng nay (5/11), tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan.