TIN TỨC-SỰ KIỆN

5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Đổi thay khó ngờ của tam nông!

Ngày đăng: 09 | 11 | 2018

Bộ NNPTNT là một trong số ít bộ, ngành tiên phong thực hiện quá trình cơ cấu ngành trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 899 ngày 10.6.2013, Bộ NNPTNT là một trong số ít bộ, ngành tiên phong thực hiện tái cơ cấu ngành.

Đánh giá về kết quả 5 năm thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng: Điểm nổi bật nhất là đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và thống nhất về quan điểm, hành động quyết liệt của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của các nhà khoa học, của bà con nông dân và cộng đồng các doanh nghiệp nông nghiệp…

Theo Phó Thủ tướng, trong 5 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đem lại nhiều thành quả hết sức phấn khởi, tạo sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được các cấp, ngành, doanh nghiệp và nông dân quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng quan chung cả giai đoạn 5 năm, nông nghiệp đạt được tăng trưởng 2,55%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 157 tỷ USD, bình quân đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2% so với bình quân của 5 năm trước; năng suất lao động đạt 35,5 triệu đồng/lao động, tăng gần 10 triệu đồng/lao động so với năm 2012, tăng trung bình 6,67%/năm, đạt gấp đôi so với mục tiêu đề ra trong đề án.

Về mục tiêu xã hội, cùng với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017 (gấp 1,71 lần so với năm 2012 và 3,5 lần so với năm 2008), qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến hết năm 2017 đạt 34,4%, dự kiến cuối năm 2018 sẽ đạt 40% và năm 2020 sẽ đạt mục tiêu 50% số xã đạt chuẩn.

Bước vào giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước và Chính phủ tiếp tục xác định việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp để góp phần giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng; là một quá trình, đòi hỏi phải có thời gian và nguồn lực; cần sự chung tay, sự sâu sát của các bộ, ban, ngành và cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của mỗi người nông dân, doanh nghiệp trong việc đổi mới tư duy, cập nhật tri thức mới để mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng, miền, địa phương và từng lĩnh vực, hướng đến mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh, văn minh”.

Tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu

Nhân dịp tổng kết 5 năm quá trình cơ cấu lại ngành, Bộ NNPTNT sẽ tổ chức trao tặng bằng khen cho 20 hợp tác xã và 20 nông dân/chủ trang trại tiêu biểu xuất sắc, đã có thành tích đóng góp trong việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Trao tặng Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ III cho 45 cá nhân, nhóm tác giả có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc đã được khẳng định trong thực tiễn, góp phần tạo ra những thành quả về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cùng với đó, trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông” lần thứ II cho 53 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực NNPTNT, có vai trò “đầu tàu” trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm qua.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Bài học lớn rút ra trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các thành tố trong xã hội, từ Trung ương đến địa phương; từ người dân đến doanh nghiệp, tổ hợp tác và từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo… Chỉ khi cả xã hội chủ động, tích cực tham gia thì những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra mới trở thành hiện thực một cách có hiệu quả”.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

5 năm tái cơ cấu ngành: Nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế

9-11-2018

Sau 5 năm, kết quả đạt được của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mang lại những đổi thay to lớn cho nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế.

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập

9-11-2018

Ngành NN-PTNT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 và các năm tiếp theo là xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM.

Phấn đấu có 15.000 hợp tác xã hoạt động vào năm 2020

6-11-2018

Mục tiêu đến năm 2020 có 15.000 hợp tác xã hoạt động đang là thách thức rất lớn của phát triển kinh tế tập thể.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

8-11-2018

Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Tháo gỡ rào cản để kinh tế tập thể, HTX phát triển

6-11-2018

Xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế tập thể, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: 3 trục sản phẩm mang về 40 tỷ USD

7-11-2018

Một trong những thành quả ấn tượng nhất sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đã hình thành rõ nét 3 trục sản phẩm: Nhóm ngành hàng cấp quốc gia; nhóm sản phẩm địa phương và nhóm sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Tích tụ đất nông nghiệp: Gian nan gõ cửa... từng hộ dân!

7-11-2018

Đàm phán với 2.000 hộ dân mới có được 180ha đất cho doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)! Thực tế này ở tỉnh Hà Nam cho thấy, tích tụ đất – một trong những điều kiện tiên quyết để có thể hiện đại hóa nông nghiệp vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

6-11-2018

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Tìm hướng xuất khẩu nông sản bền vững sang Trung Quốc

3-11-2018

Nhằm tăng cơ hội XK sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, Bộ NNN-PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Vào CPTPP: Cà phê, hồ tiêu, rau quả đang lợi thế lại biến thành yếu

5-11-2018

Sáng nay (5/11), tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan.

Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

30-10-2018

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo "Các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam".

Đàm phán với 2.000 hộ mới có 180ha đất cho doanh nghiệp

31-10-2018

Để có được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hà Nam phải thương thảo, đàm phán với hơn 2.000 hộ dân mới đủ. Đây cũng là thực trạng tại nhiều địa phương khiến quá trình tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn.