TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp Israel

Ngày đăng: 13 | 11 | 2017

Để các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp khởi nghiệp thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đạt tỷ lệ thành công cao, nhất thiết phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngày 13/11, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Đại sứ quán Israel tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp nông nghiệp: Bài học từ Israel”.

 
TS Hoàng Vũ Quang, Phó Viện trưởng IPSARD đối thoại cùng bà Sakai Kemp – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Trenlines AgTech tại Hội thảo (Ảnh AGROINFO)

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia có chung nhận định, Việt Nam đang nhanh chóng hội nhập với thế giới và đang đổi mới tư duy mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt phong trào khởi nghiệp nông nghiệp đã lan tỏa và tác động mạnh mẽ trong nhận thức của nhiều hộ nông dân và cộng đồng DN trên khắp cả nước, qua đó khuyến khích khả năng tư duy sáng tạo; chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân; làm giàu, cống hiến nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp.

Theo đại diện đại sứ quán Israel tại Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ DN nào, ngay cả đối với một quốc gia có phong trào khởi nghiệp nông nghiệp mạnh mẽ như Israel với tỷ lệ thất bại theo thống kê hiện vào khoảng 90%.

Hơn nữa, với quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn phải đối phó với nhiều mạo hiểm và rủi ro. Chính vì vậy, bên cạnh việc phát động phong trào khởi nghiệp trong nông nghiệp, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về vốn, công nghệ, nhân lực để khuyến khích, hỗ trợ DN khởi nghiệp. Đồng thời, cũng phải chứng minh những hiệu quả, lợi thế nếu DN áp dụng công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp của họ.

Hội thảo thu hút sự tham dự của nhiều đại biểu và các cơ quan truyền thông (Ảnh: AGROINFO)

Xét theo phần trăm GDP, Israel dành nhiều ngân sách nhất cho phương thức đầu tư nghiên cứu, phát triển trên thế giới với khoảng 4,5%, cao hơn rất nhiều mức bình quân 2,2% của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng như cao hơn rất nhiều quốc gia có cùng mức GDP trên toàn cầu.

Theo Cơ quan sáng tạo Israel (IIA), nguồn ngân sách trên được sử dụng chủ yếu để Chính phủ chia sẻ các rủi ro về tài chính với những startup. Bằng việc cùng đầu tư vào công nghệ cùng các doanh nghiệp tư nhân, Israel đã chia sẻ bớt gánh nặng cũng như rủi ro khi đổ tiền vào các startup, qua đó nuôi dưỡng được một nền tảng công nghệ cũng như vườn ươm khởi nghiệp phát triển.

Trong khi đó, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hơn 30 năm qua của Israel trong lĩnh vực nông nghiệp, bà Sakai Kemp – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Trenlines AgTech cho rằng, để các DN nông nghiệp khởi nghiệp thích ứng được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đạt tỷ lệ thành công cao, nhất thiết phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin. Các DN cần triển khai và áp dụng đồng bộ quy trình hóa, từ đó áp dụng các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn trong việc sử dụng nguồn nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trong canh tác, sản xuất, chế biến, lưu thông, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

“Trên nền tảng hỗ trợ về công nghệ thông tin của hạ tầng công nghệ viễn thông của Việt Nam, các DN khởi nghiệp nông nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội và tận dụng tối đa để đạt được thành công. Duy trì và phát triển thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm hơn, nhanh hơn, thông minh hơn, chất lượng hơn, bảo vệ môi trường và an toàn hơn”, bà Sakai Kemp chia sẻ.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

NỘI DUNG KHÁC

Ký EVFTA, nông sản Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ về chất lượng

8-11-2017

Hiệp định Thương mại tự do châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được đánh giá có sức lan tỏa rất lớn giữa các nước thành viên, cùng với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Mạng lưới thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp

7-11-2017

Ngày 6/11, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Phát triển HTX nông nghiệp – Kinh nghiệm và triển vọng hợp tác phát triển”.

Xuất khẩu 10 tháng tăng cao hơn kế hoạch, kỳ vọng cả năm lập kỷ lục

8-11-2017

Trong bối cảnh kinh tế thế giới 10 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam, Bộ Công Thương dự báo xuất khẩu cả năm nay của nước ta có thể đạt 210 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2016 và vượt xa kế hoạch đề ra cho cả năm nay là 187- 189 tỷ USD.

Kinh tế nông thôn: 71% hộ dân không có khoản vay nào

7-11-2017

Báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam qua kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương công bố sáng 7/11. Đại diện nhóm nghiên cứu UNU-WIDER cho biết, Báo cáo dựa trên mẫu điều tra 2.669 hộ gia đình ở các vùng nông thôn thuộc 12 tỉnh của Việt Nam.

Tìm hướng phát triển nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ cao

8-11-2017

Chiều 7/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (Vietnam Business Summit), hội thảo chuyên đề về nông nghiệp bền vững dưới sự điều phối của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione đã được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Ariayana, thành phố Đà Nẵng.

Ưu tiên hoàn thiện văn bản pháp luật về đất đai

8-11-2017

Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai đã ưu tiên và đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành.

XK nông lâm thủy sản: Truy xuất được nguồn gốc, điều kiện tiên quyết

6-11-2017

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2017 đạt được những con số ấn tượng. Tuy nhiên, những diễn biến mới của thị trường cho thấy, việc tránh phụ thuộc vào một thị trường và quan tâm đặc biệt đến vấn đề truy xuất nguồn gốc phải được tính đến.

Để nông sản xuất khẩu tiến nhanh hơn, bền vững hơn

6-11-2017

Trong khi tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản luôn ở mức 2 con số trong mấy năm liền, thì với một số nông sản khác, “thời hoàng kim” dường như đã trôi qua.

Việt Nam tăng 14 bậc về xếp hạng môi trường kinh doanh, vượt Trung Quốc 10 bậc

5-11-2017

Việt Nam tiếp được xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá về môi trường kinh doanh, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017; với số điểm 67,93 trên thang 100.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong hội nhập thương mại quốc tế

31-10-2017

Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong hội nhập với thế giới, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn gặp khó khăn trong hội nhập thương mại quốc tế.

Năm 2018: Kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng bền vững

1-11-2017

Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5 đến 6,7%.

Khó sản xuất hàng hóa do vướng hạn mức giao đất

31-10-2017

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (31/10), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, muốn xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp,... phải giải quyết những vướng mắc về đất đai.