TIN TỨC-SỰ KIỆN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong hội nhập thương mại quốc tế

Ngày đăng: 31 | 10 | 2017

Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong hội nhập với thế giới, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn gặp khó khăn trong hội nhập thương mại quốc tế.

Ngày 31/10, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ thương mại quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” tại Hà Nội, với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Toàn cảnh Hội thảo “Hỗ trợ thương mại quốc tế cho DN nhỏ và vừa.

Chỉ 21% DNNVV tham gia mạng lưới toàn cầu

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức trong việc cập nhật thông tin vĩ mô, chuẩn bị năng lực tài chính, năng lực giao dịch quốc tế và chuẩn hóa quy trình xuất nhập khẩu. Nói như TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI, trước đây, hầu như chỉ có doanh nghiệp lớn mới có đủ tiềm lực để thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế.

Hơn nữa, theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Châu Á, tỷ lệ DNNVV Việt Nam tham gia thương mại quốc tế còn thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp, nhưng các DNNVV chỉ chiếm trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

“Tỷ lệ DNNVV Việt Nam tham gia mạng lưới thương mại toàn cầu còn thấp chỉ chiếm khoảng 21%, trong khi con số này tại Malaysia là 46%... Đây là điểm yếu của DNNVV Việt Nam”, TS. Phạm Thị Thu Hằng cho biết.

Trong khi đó, Việt Nam đã và đang chuẩn bị tham gia một loạt các hiệp định quốc tế để nắm bắt cơ hội trong giao thương quốc tế. Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước Đông Nam Á và Nam Á, cho biết: “Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã gặt hái được nhiều lợi ích từ việc mở rộng quan hệ giao thương và đầu tư với nhiều quốc gia, trong quá trình đó, các DNNVV đóng một vai trò quan trọng. Việt Nam hiện đang tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với thế giới và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là một phần cốt yếu trong tiến trình này, đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Là một trong những ngân hàng quốc tế lâu đời nhất tại Việt Nam, Standard Chartered, với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, có thể hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và mở rộng hoạt động kinh doanh.”

Có mặt tại buổi hội thảo, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Giám đốc CTCP OIC cho biết, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong việc tiếp cận thông tin thị trường, nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường mới.

Do đó, các doanh nghiệp cần được cung cấp nhiều kiến thức cũng như biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nữa để đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nền kinh tế. 

Tổ chức tín nhiệm hỗ trợ DNNVV

Đặc biệt, trong vấn đề hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp từ phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Các DNNVV hiện vẫn phản hồi còn hạn chế trong sự tiếp cận vốn ngân hàng. Đánh giá về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC) cho biết, có nhiều nguyên nhân, trước hết sự quan tâm và nhìn nhận của các ngân hàng đối với tín dụng dành cho các DNNVV hiện chưa cao. Cùng với đó, thiếu một hệ thống đánh giá khách hàng. 

Về phía doanh nghiệp, có ba vấn đề dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thứ nhất, hạn chế trong việc thuyết minh về tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thuyết phục ngân hàng. Thứ hai, năng lực tài sản không cao. Thứ ba, DNNVV có năng lực kết nối cũng chưa tốt.

“Nhiều ngân hàng vẫn cho vay theo dòng vốn, theo mức tín nhiệm. Tuy nhiên, sự kết nối của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp tiên phong còn yếu nên lòng tin của các ngân hàng không cao”, TS Võ Trí Thành nói. 

Do đó, Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ, lập ra các tổ chức tín nhiệm cho DNNVV có thể có căn cứ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Ông Phạm Hoàng Tiến, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI) cho rằng, trong vài năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong hội nhập quốc tế. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc Chính phủ quyết liệt cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, đổi mới công tác quản lý chuyên ngành với hàng hóa, đổi mới dịch vụ xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, các hỗ trợ từ Chính phủ vẫn mang tầm vĩ mô, doanh nghiệp cần các giải pháp cụ thể, thiết thực. Đặc biệt, khi thực hiện thương mại quốc tế, các doanh nghiệp cần đến những giải pháp thanh toán toàn diện, dịch vụ ngoại hối hiệu quả, an toàn. Điều này cần đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp liên quan như ngân hàng, logistics, dịch vụ xuất nhập khẩu… Vì thế, các DN cần một tổ chức trung gian để liên kết các doanh nghiệp, để cùng "chung tay" hỗ trợ DNNVV trong thương mại quốc tế hiệu quả.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Năm 2018: Kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng bền vững

1-11-2017

Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5 đến 6,7%.

Khó sản xuất hàng hóa do vướng hạn mức giao đất

31-10-2017

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (31/10), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, muốn xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp,... phải giải quyết những vướng mắc về đất đai.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần giải quyết 5 vấn đề

1-11-2017

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc khóa XIV, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đóng góp một số ý kiến về những hạn chế, bất cập trong giải pháp phát triển ngành nông nghiệp cho những tháng còn lại của năm 2017 và tiền đề cho năm 2018.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường

2-11-2017

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện có rất nhiều áp lực, trong đó phải đảm bảo hai mục tiêu: Thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với thị trường.

Nông nghiệp 4.0 là cú huých cho tái cơ cấu ngành

2-11-2017

“Nông nghiệp 4.0 là xu thế của thời đại đã được sự lựa chọn của nhiều quốc gia”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) nhấn mạnh.

Có "gói" 100.000 tỉ đồng, làm nông nghiệp công nghệ cao vẫn đói vốn

1-11-2017

Nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn đình trệ, hoặc chậm triển khai vì đợi các chính sách giải ngân gói 100.000 tỉ đồng.

Tích tụ ruộng đất – những vấn đề đặt ra

26-10-2017

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã khẳng định “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”.

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

20-9-2017

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

Bộ NN&PTNT công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện, giấy phép

25-10-2017

Tại buổi kiểm tra do Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành ngày 25/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành... với ước tính tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa phương triển khai chậm

23-10-2017

Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường.

Để mỗi nông dân là một “chiến binh” trong phát triển kinh tế

19-9-2017

Năm năm qua (2012-2017), phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên để mỗi nông dân trở thành những nông dân chuyên nghiệp, không còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường, đồng thời nâng cao giá trị nông sản đang là bài toán đặt ra đầy trăn trở.

Doanh nghiệp nông nghiệp “đói” đất

6-10-2017

Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên một hecta đất giảm dần vì ruộng đất phân tán, manh mún, các doanh nghiệp muốn đầu tư đồng bộ, quy mô lớn cho sản xuất nông nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn để có đất, từ việc thiếu đất cho vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến cho tới giá thuê đất cao.