TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năm 2018: Kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng bền vững

Ngày đăng: 01 | 11 | 2017

Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5 đến 6,7%.

Năm 2018, Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tập trung cho các mục tiêu trung hạn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Lạc quan và tin tưởng vào các chỉ tiêu Chính phủ đưa ra, song các đại biểu Quốc hội còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Năm 2018, Chính phủ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5 đến 6,7%. Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, đoàn An Giang, ngoài chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng thì một chỉ tiêu quan trọng sẽ quyết định chất lượng của nền kinh tế, đó là vấn đề giải quyết việc làm và giải quyết tình trạng thất nghiệp.

"Tôi cho rằng để nền kinh tế đi đúng mục tiêu, chất lượng, ổn định kinh tế vĩ mô thì nên đưa chỉ tiêu về thất nghiệp và giải quyết việc làm vào chỉ tiêu chủ yếu để Chính phủ có các giải pháp đồng bộ, để giải quyết căn cơ" - bà Mai Thị Ánh Tuyết cho biết.

Các đại biểu cũng cho rằng, chỉ tiêu của Chính phủ trình Quốc hội lần này có nhiều chỉ tiêu thấp hơn so với năm 2017 như xuất nhập khẩu năm 2017 là 14,4%, thì sang năm 2018 là 7 - 8%; chỉ tiêu bội chi ngân sách năm 2017 là 3,5% thì sang năm 2018 là 3,7%...

Đại biểu Đỗ Văn Sinh, đoàn Quảng Trị cho rằng, Chính phủ phải giải trình một cách thấu đáo để thấy rằng, chúng ta hướng tới mục tiêu đưa nền kinh tế đi vào chiều sâu và chất lượng thì buộc phải có những chỉ tiêu chậm lại.

Theo đại biểu Đỗ Văn Sinh: "Trong năm 2017 thì mặc dù chúng ta có tăng trưởng nhưng tôi cho rằng tính bền vững chưa phải là cao lắm. Tất cả mọi thứ chúng ta cũng chỉ là gia công, mặc dù là chúng ta GDP cao nhưng giá trị thật của Việt Nam được bao nhiêu. Vậy muốn nền kinh tế bền vững thì chúng ta phải phát triển chính doanh nghiệp trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Tức là tiền của người Việt nam, chủ là người Việt Nam, mang lại giá trị mới cho người Việt Nam đó mới là bền vững".

Đồng quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa – đoàn Đồng Tháp cho rằng, mức đầu tư công hiện nay tương đối cao. Mặt khác, đối với các dự án thua lỗ kéo dài cũng cần có biện pháp xử lý, quy trách nhiệm rõ ràng. Đại biểu này kiến nghị:

Đại biểu Phạm Văn Hòa kiến nghị: "Một vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế xã hội năm 2018 mà tôi quan tâm đó là cổ phần hóa các doanh nghiệp. Thời gian qua, vấn đề cổ phần hóa rất chậm, còn những thủ tục mà chúng ta chưa giải quyết, xử lý thấu đầu được.

Phần lớn những doanh nghiệp hiện nay thua lỗ là từ doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, nếu chúng ta cổ phần hóa được những doanh nghiệp này thì đầu tư công trong lĩnh vực của ngân sách sẽ không còn nữa. Từ đó, chúng ta sẽ thu lại một số tiền tương đối lớn để tập trung đầu tư cho lĩnh vực khác".

Những khó khăn đang còn hiện hữu của năm 2017 cũng cần được các đại biểu phân tích rõ, để có thể đưa ra mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế trong năm 2018 sát thực với điều kiện thực tế đất nước./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Khó sản xuất hàng hóa do vướng hạn mức giao đất

31-10-2017

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (31/10), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) cho rằng, muốn xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp,... phải giải quyết những vướng mắc về đất đai.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần giải quyết 5 vấn đề

1-11-2017

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc khóa XIV, đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) đóng góp một số ý kiến về những hạn chế, bất cập trong giải pháp phát triển ngành nông nghiệp cho những tháng còn lại của năm 2017 và tiền đề cho năm 2018.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường

2-11-2017

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện có rất nhiều áp lực, trong đó phải đảm bảo hai mục tiêu: Thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với thị trường.

Nông nghiệp 4.0 là cú huých cho tái cơ cấu ngành

2-11-2017

“Nông nghiệp 4.0 là xu thế của thời đại đã được sự lựa chọn của nhiều quốc gia”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) nhấn mạnh.

Có "gói" 100.000 tỉ đồng, làm nông nghiệp công nghệ cao vẫn đói vốn

1-11-2017

Nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn đình trệ, hoặc chậm triển khai vì đợi các chính sách giải ngân gói 100.000 tỉ đồng.

Tích tụ ruộng đất – những vấn đề đặt ra

26-10-2017

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã khẳng định “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”.

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

20-9-2017

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

Bộ NN&PTNT công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện, giấy phép

25-10-2017

Tại buổi kiểm tra do Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành ngày 25/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành... với ước tính tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa phương triển khai chậm

23-10-2017

Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường.

Để mỗi nông dân là một “chiến binh” trong phát triển kinh tế

19-9-2017

Năm năm qua (2012-2017), phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên để mỗi nông dân trở thành những nông dân chuyên nghiệp, không còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường, đồng thời nâng cao giá trị nông sản đang là bài toán đặt ra đầy trăn trở.

Doanh nghiệp nông nghiệp “đói” đất

6-10-2017

Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên một hecta đất giảm dần vì ruộng đất phân tán, manh mún, các doanh nghiệp muốn đầu tư đồng bộ, quy mô lớn cho sản xuất nông nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn để có đất, từ việc thiếu đất cho vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến cho tới giá thuê đất cao.

Khơi thông "điểm nghẽn" trong nông nghiệp công nghệ cao

13-10-2017

Con số chưa đến 1% doanh nghiệp đầu tư phát triển vào ngành cho thấy nông nghiệp công nghệ cao (CNC) vẫn chưa thực sự thu hút được đầu tư, nguyên nhân là do việc tồn tại những "nút thắt" trong vấn đề về nguồn nhân lực, thị trường và nguồn vốn.