TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường

Ngày đăng: 02 | 11 | 2017

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hiện có rất nhiều áp lực, trong đó phải đảm bảo hai mục tiêu: Thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với thị trường.

Bộ trưởng phân tích: Hai năm qua, diễn biến của biến đổi khí hậu cực đoan hơn, gay gắt hơn, có nhiều dị thường hơn đã gây tổn thất nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì thế, trong tái cơ cấu nông nghiệp phải coi đây là một nguyên tắc cơ bản để tiến hành tái cơ cấu kể cả quy mô ngành hàng quốc gia, quy mô ngành hàng vùng và quy mô ngành hàng địa phương.

Nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến 180 nước, với giá trị xuất khẩu 30 tỷ USD, năm nay dự kiến đạt 35 tỷ USD. Cần phải xác định mặt hàng thế mạnh có chất lượng và giá phù hợp thì mới cạnh tranh được, nếu không thì thua ngay trên sân nhà.

Bộ trưởng khẳng định, nếu quyết tâm chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng các sản phẩm thế mạnh, ngành hàng chủ lực,... để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước... Ví dụ, tại ĐBSCL chúng ta phát triển 2 ngành hàng là tôm, cá; các tỉnh đều có thể phát triển các sản phẩm đặc sản chủ lực của địa phương như: Cam Cao Phong Hòa Bình, nhãn lồng Hưng Yên, xoài Cao Lãnh, Đồng Tháp, vải thiều Lục Ngạn, nho Ninh Thuận, hoa Đà Lạt,...

“Chưa bao giờ chúng ta được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, nhân dân đối với nông nghiệp như giai đoạn này. Hiện, các ngành hàng lớn đều đã có các doanh nghiệp lớn, làm rường cột để phát triển thị trường nông sản (sữa, cà phê,...).

Ngành thủy sản vẫn có thể phát triển dù biến đổi khí hậu. Thế giới có 7 tỷ người, nếu mỗi người ăn 1kg tôm thì nhu cầu là 7 triệu tấn nhưng nguồn cung hiện chỉ đạt 5 triệu tấn, dư địa xuất khẩu rất nhiều”, Bộ trưởng cho biết.

“Do vậy, từ những tác động của biến đổi khí hậu, nếu chúng ta biết cách lựa chọn đúng đối tượng sản xuất thì chắc chắn chúng ta vẫn thành công trong tái cơ cấu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp 4.0 là cú huých cho tái cơ cấu ngành

2-11-2017

“Nông nghiệp 4.0 là xu thế của thời đại đã được sự lựa chọn của nhiều quốc gia”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) nhấn mạnh.

Có "gói" 100.000 tỉ đồng, làm nông nghiệp công nghệ cao vẫn đói vốn

1-11-2017

Nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn đình trệ, hoặc chậm triển khai vì đợi các chính sách giải ngân gói 100.000 tỉ đồng.

Tích tụ ruộng đất – những vấn đề đặt ra

26-10-2017

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã khẳng định “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”.

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

20-9-2017

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH (HĐLĐ)

Bộ NN&PTNT công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện, giấy phép

25-10-2017

Tại buổi kiểm tra do Tổ công tác của Thủ tướng tiến hành ngày 25/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành... với ước tính tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số địa phương triển khai chậm

23-10-2017

Tái cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở một số vùng, địa phương triển khai chậm, lúng túng, chưa gắn với thị trường.

Để mỗi nông dân là một “chiến binh” trong phát triển kinh tế

19-9-2017

Năm năm qua (2012-2017), phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên để mỗi nông dân trở thành những nông dân chuyên nghiệp, không còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường, đồng thời nâng cao giá trị nông sản đang là bài toán đặt ra đầy trăn trở.

Doanh nghiệp nông nghiệp “đói” đất

6-10-2017

Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên một hecta đất giảm dần vì ruộng đất phân tán, manh mún, các doanh nghiệp muốn đầu tư đồng bộ, quy mô lớn cho sản xuất nông nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn để có đất, từ việc thiếu đất cho vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến cho tới giá thuê đất cao.

Khơi thông "điểm nghẽn" trong nông nghiệp công nghệ cao

13-10-2017

Con số chưa đến 1% doanh nghiệp đầu tư phát triển vào ngành cho thấy nông nghiệp công nghệ cao (CNC) vẫn chưa thực sự thu hút được đầu tư, nguyên nhân là do việc tồn tại những "nút thắt" trong vấn đề về nguồn nhân lực, thị trường và nguồn vốn.

Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”

4-10-2017

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô (Dự án GIZ), ngày 03/10/2017, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”.

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

12-10-2017

Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng (QSD) đất nông nghiệp như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), thị trường QSD đất nông nghiệp hoạt động rất yếu.

Ngành trồng trọt cấp bách khôi phục sản xuất sau mưa lũ lịch sử

21-10-2017

Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do mưa lụt lịch sử ở các địa phương miền Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn đang tiếp tục tăng lên.