TIN TỨC-SỰ KIỆN

Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”

Ngày đăng: 04 | 10 | 2017

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô (Dự án GIZ), ngày 03/10/2017, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”.

Diễn đàn do TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM và TS. Michael Krakowski - Cố vấn trưởng Dự án GIZ đồng chủ trì. Tham dự Diễn đàn có đại diện đến từ các Bộ, ngành có liên quan, các hiệp hội, viện, trường, các chuyên gia kinh tế cùng một số cơ quan báo chí đến đưa tin.

TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu khai mạc Diễn đàn


Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Michael Krakowski cho biết Diễn đàn là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các doanh nghiệp thảo luận, phân tích thực trạng cạnh tranh, chính sách cạnh tranh hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao mức độ phát triển thị trường, mức độ cạnh tranh, góp phần nâng cao năng suất và vị thế năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, cạnh tranh là động lực để giúp cho nền kinh tế ngày càng hiệu quả, năng động và phát triển tốt hơn. Do đó, cạnh tranh càng lớn thì càng thể hiện cấp độ phát triển của thị trường. Nhìn vào quá trình thực hiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam thời gian qua, Viện trưởng Cung cho rằng, chúng ta đã thực hiện chính sách cạnh tranh nhưng còn phân tán, chia cắt và chưa được đặt trong hệ thống nên hiệu quả đạt được còn hạn chế. Luật Cạnh tranh đã được ban hành nhiều năm nay nhưng hiệu quả đạt được chưa như mong đợi, vai trò của cơ quan cạnh tranh vẫn còn mờ nhạt.

Bài trình bày của TS. Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tổng quan hệ thống văn bản của Pháp luật cạnh tranh và phân tích tác động hạn chế của các hành vi phản cạnh tranh tại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra những điểm mới của Dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) như: mở rộng phạm vi điều chỉnh, mở rộng đối tượng áp dụng, bổ sung chương trình khoan hồng và thay đổi cách tiếp cận về kiểm soát tập trung kinh tế, v.v…

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng CIEM cho biết vai trò phản biện chính sách cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh gần như chưa có trong dự thảo Luật Cạnh tranh, do đó cần bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ này cho cơ quan cạnh tranh nhằm đảm bảo và kiểm soát được quy định cản trở hoặc làm méo mó cạnh tranh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách điều kiện kinh doanh, Nhà nước cần phải hành động thực chất và quyết liệt. Bên cạnh đó, cần giám sát, xử lý các cơ quan Nhà nước không bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đã yêu cầu và tăng cường vai trò rà soát, phản biện của các cơ quan độc lập như CIEM, các hiệp hội như VCCI; v.v…

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước những thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cộng thêm những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái và trầm lắng kinh tế từ năm 2007-2008 đến nay, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước cần được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Bài trình bày của PGS.TS. Hồ Sỹ Hùng - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tập trung vào vấn đề điều chỉnh và bổ sung thể chế nhằm thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước

Cũng tại Diễn đàn, Ông Lê Đồng Hải - Chuyên gia thị trường điện đã tổng quan về ngành điện, phân tích tiềm năng và thực trang cạnh tranh trong ngành điện ở Việt Nam. Đồng thời chỉ ra vai trò của hạ tầng cốt lõi trong việc thúc đẩy cạnh tranh.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã mô tả thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và sự vận hành của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Thông qua việc phân tích các chính sách ảnh hưởng tới sự vận hành và phát triển của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, ông Tuấn đề xuất một số giải pháp thể chế và chính sách nhằm thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất, hướng tới phát triển nền nông nghiệp hiện đại, giá trị cao./.

Theo CIEM

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

12-10-2017

Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng (QSD) đất nông nghiệp như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), thị trường QSD đất nông nghiệp hoạt động rất yếu.

Ngành trồng trọt cấp bách khôi phục sản xuất sau mưa lũ lịch sử

21-10-2017

Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do mưa lụt lịch sử ở các địa phương miền Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Hội nghị điều phối lần thứ hai giữa Bộ NN-PTNT và CGIAR

19-10-2017

Ngày 18/10 tại Hà Nội diễn ra Hội nghị điều phối lần thứ hai giữa Bộ NN-PTNT và Nhóm tư vấn các Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) tại Việt Nam nhằm chia sẻ những kết quả hợp tác trong hai năm qua.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017: Hướng đến phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam vững mạnh

20-10-2017

Ngày 20/10, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FCBDM) đã chính thức khai mạc tại Hội An (Quảng Nam), đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.

Quy định về tài sản thế chấp quá cứng nhắc

2-10-2017

Trang Trại Việt có cuộc trao đổi với TS. Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD). Thời gian qua, chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn (NNNT) liên tục được cải thiện với định hướng giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho nông dân, chủ trang trại tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiếp cận vốn của nông dân vẫn rất khó khăn, do những quy định cứng nhắc.

Việt Nam rộng cửa xuất khẩu gạo nhờ các FTA

11-9-2015

Nhận định nêu trên được nhiều ý kiến chia sẻ tại hội thảo về Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo diễn ra tại Hà Nội ngày 25/8. Theo Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) - Tiến sĩ Trần Công Thắng, châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng cầu về gạo của thế giới vào năm 2030, đặc biệt là nhu cầu đối với các loại gạo chất lượng cao.

Gỡ “nút thắt” để cách mạng nông nghiệp 4.0 đi vào thực tế

18-10-2017

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi 70% cư dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Làm gì để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long?

16-10-2017

ĐBSCL không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản mà còn là vùng có tiềm năng lớn về du lịch, công nghiệp chế biến.

Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

17-10-2017

Một số nông sản Việt hiện đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... Bên cạnh đó, các nông sản thiết yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có khả năng cung ứng với khối lượng lớn và chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang tồn tại nhiều bất cập.

Tự hào Nông dân Việt Nam: Dấu ấn vì nông dân, phục vụ nông dân

17-10-2017

L.T.S: Chuỗi 10 hoạt động của Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam 30 năm Đổi mới” đã kết thúc ngày 15.10. Xung quanh các hoạt động của chương trình, phóng viên NTNN ghi nhận một số ý kiến đánh giá của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ hội, hội viên nông dân...

Các HTX kiểu mới ở ĐBSCL chuyển mình

16-10-2017

Mới đây, tại TP Cần Thơ, đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX gắn với sơ kết 1 năm thực hiện đề án thí điểm về củng cố và phát triển HTX kiểu mới vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, do Liên minh HTX Việt Nam, Bộ NN-PTNT, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.

Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu

14-10-2017

Tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp của Việt Nam để có nền sản xuất nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu, Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này.