TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gỡ “nút thắt” để cách mạng nông nghiệp 4.0 đi vào thực tế

Ngày đăng: 18 | 10 | 2017

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi 70% cư dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp 4.0 là áp dụng công nghệ mới, khoa học hiện đại, máy móc thay tay chân của con người, nhằm thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên những cánh đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa, hay đơn giản chỉ thông qua… 1 nút bấm.

Những thành công trong hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao đã cho thấy tiềm năng, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Và Việt Nam đang ở đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là công nghiệp 4.0 - biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới.

Nông dân cày ruộng, trồng rau bằng… điện thoại thông minh!

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi 70% cư dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) vào sản xuất nông nghiệp sẽ giúp nông dân Việt Nam không bị đe dọa bởi nguy cơ mất dần việc làm và nguồn tiêu thụ vào tay nông dân các nước có công nghệ cao (CNC).

Đối với nông nghiệp Việt Nam, trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc: Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng liên tục trong thời gian dài; sản lượng hàng hóa đang ngày càng lớn, xuất khẩu tăng trưởng với mức độ cao, thu nhập và đời sống của người nông dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam thời gian qua chủ yếu vẫn theo chiều rộng, nhờ tăng diện tích, tăng vụ và nhờ vào các yếu tố đầu vào truyền thống như lao động, vốn, vật tư, nguồn lực tự nhiên...

Việc ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp CNC, nông nghiệp thông minh còn rất ít. Vì thế, mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sự dụng đất đai và tài nguyên chưa cao.

Chính vì vậy, ứng dụng KHCN vào nông nghiệp, tạo ra nền nông nghiệp 4.0 là việc không thể chậm trễ, khi tác động trực tiếp và mạnh mẽ của công nghệ đối với lĩnh vực nông nghiệp đang và sẽ diễn ra trong thời gian tới trên quy mô toàn cầu.

Theo bà Trần Thị Hồng Lan - Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), để xây dựng 1 nền nông nghiệp thông minh, phải số hóa dữ liệu và tự động hóa quy trình sản xuất sản phẩm. Những thành công trong hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao đã cho thấy tiềm năng, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam trong cuộc CMCN4.0” - bà Trần Thị Hồng Lan nêu ý kiến.

TS Nguyễn Văn Bộ - Nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, những ngành có tiềm năng tiếp cận nền nông nghiệp 4.0 là chăn nuôi lợn, gà, tôm, cá da trơn có quy mô công nghiệp; sản xuất hoa quả; sản xuất nấm ăn, nấm hoặc cây dược liệu; sản xuất lúa gạo, càphê, hồ tiêu...

Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, đã có nhiều nông dân ứng dụng thành công KHCN vào nông nghiệp. Như nông dân Vương Đình Phi (ấp Thành Mâu - P.7, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) làm vườn bằng... smartphone; nông dân Phạm Văn Hát gieo hạt bằng robot tự động; ông Đoàn Huỳnh Thông (Giám đốc Cty TNHH Chánh Phong) xử lý hạt giống bằng chiếc máy... “mặc áo cho hạt giống” nhập khẩu từ Hà Lan.

Hãy hỗ trợ nông dân thứ họ luôn thiếu: Vốn!

Nông nghiệp 4.0 là xu thế của quốc tế, là lựa chọn của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta có đặc thu sản phẩm đa dạng; hạ tầng vật chất, công nghệ thông tin còn kém phát triển; trình độ lao động phân hóa cao..., thì việc tỉnh táo lựa chọn đúng quy mô, ngành hàng đáp ứng yêu cầu về công nghệ, thị trường và hiệu quả là rất quan trong.

Để hỗ trợ nông dân, ngoài các kiến thức ứng dụng KHCN, đào tạo nguồn lực, cần chính sách ưu đã về vốn vay. Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, không phải người nông dân nào cũng có điều kiện đầu tư CNC vào sản xuất. Để xây dựng một trang trại chăn nuôi quy mô vừa theo mô hình nông nghiệp CNC cần khoảng 140-150 tỉ đồng, cao gấp 4-5 lần so với trang trại chăn nuôi thường; đầu tư 1ha nhà kính hoàn chỉnh với hệ thống tưới, bón phân tự động theo công nghệ của Israel cần ít nhất từ 10-15 tỉ đồng.

Để phát triển nền nông nghiệp sạch, CNC, Nhà nước đã đã có chính sách tạo điều kiện cho nông dân, DN có vốn sản xuất. Theo thống kê ban đầu, tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng CNC đạt gần 32.339 tỉ đồng với 4.125 khách hàng còn dư nợ (3.957 khách hàng cá nhân, 168 DN). Trong đó, cho vay ứng dụng CNC là 27.737 tỉ đồng, chiếm gần 86% tổng dư nợ.

Tuy vậy, thủ tục vay vốn quá rườm rà, phức tạp, vướng mắc: Kinh phí đầu tư cho nông nghiệp CNC rất lớn trong khi vay vốn ngân hàng chỉ định giá bằng 20-25% giá trị thực tài sản... đã khiến người nông dân khó tiếp cận vốn, nhiều nông dân phải chịu cảnh “lực bất tòng tâm”.

Mặc dù chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chương trình khuyến khích cho vay phát triển nông nghiệp CNC, nhưng cho vay trong lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều tổ chức tín dụng cũng tỏ ra ngần ngại.

Vì vậy, cần có sự phối hợp rà soát, đánh giá, cảnh báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp CNC, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN tìm kiếm thị trường tiêu thụ... của các bộ, ngành liên quan. Hiện nay, ngành ngân hàng chỉ cho vay với các DN, người dân có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Chính vì vậy, khó có thể thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp 4.0 nếu không có sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi, phù hợp, thực tế và hiệu quả.

Theo laodong.vn 

NỘI DUNG KHÁC

Làm gì để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long?

16-10-2017

ĐBSCL không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản mà còn là vùng có tiềm năng lớn về du lịch, công nghiệp chế biến.

Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

17-10-2017

Một số nông sản Việt hiện đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... Bên cạnh đó, các nông sản thiết yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có khả năng cung ứng với khối lượng lớn và chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang tồn tại nhiều bất cập.

Tự hào Nông dân Việt Nam: Dấu ấn vì nông dân, phục vụ nông dân

17-10-2017

L.T.S: Chuỗi 10 hoạt động của Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam 30 năm Đổi mới” đã kết thúc ngày 15.10. Xung quanh các hoạt động của chương trình, phóng viên NTNN ghi nhận một số ý kiến đánh giá của các đồng chí lãnh đạo, cán bộ hội, hội viên nông dân...

Các HTX kiểu mới ở ĐBSCL chuyển mình

16-10-2017

Mới đây, tại TP Cần Thơ, đã diễn ra Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX gắn với sơ kết 1 năm thực hiện đề án thí điểm về củng cố và phát triển HTX kiểu mới vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020”, do Liên minh HTX Việt Nam, Bộ NN-PTNT, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức.

Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu

14-10-2017

Tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 2, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất nông nghiệp của Việt Nam để có nền sản xuất nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu, Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này.

Nông nghiệp 4.0: Áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp!

16-10-2017

Đó là ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn nông nghiệp Việt Nam lần thứ hai với chủ đề "Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0".

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Tuyên Quang và Phú Thọ

22-5-2017

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Tuyên Quang và Phú Thọ

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển tại Lâm Đồng

3-7-2017

Thư mời cung cấp dịch vụ vận chuyển

Hỗ trợ DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập

7-10-2017

Ngày 6/10 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hoá.

Mỗi xã, phường một sản phẩm: Dư địa phát triển còn lớn

6-10-2017

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, khẳng định, với hàng nghìn nông, đặc sản riêng có của các địa phương, chúng ta có dư địa tương đối lớn để triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên phạm vi cả nước, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân để thực hiện tốt tiêu chí về thu nhập, vốn được coi là nhiệm vụ “khó nhằn” với bất kỳ địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp tăng trưởng nhưng không thể lơ là

9-10-2017

Mức tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng chưa cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Gần 40% số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thua lỗ

10-10-2017

Đó là một trong những số liệu thu được từ cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 do Tổng cục Thống kê công bố tại buổi họp báo chiều 9.10.