TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp tăng trưởng nhưng không thể lơ là

Ngày đăng: 09 | 10 | 2017

Mức tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng chưa cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Trong khi liên tiếp 3 năm qua, ngành nông nghiệp luôn gặp khó khăn (thậm chí nhiều quý có mức tăng trưởng âm) thì kinh tế 9 tháng qua đã ghi nhận sự đóng góp đáng kể của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, với mức tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2016.

Nếu nhìn vào từng lĩnh vực cụ thể trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có thể thấy, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 5,42% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,17 % vào mức tăng chung; ngành lâm nghiệp tăng 5%, đóng góp 0,03%.

Ngành nông nghiệp mặc dù tăng cao hơn mức tăng 0,02% của cùng kỳ năm trước nhưng quý III có dấu hiệu chững lại so với 6 tháng đầu năm khi tốc độ tăng chỉ ở mức 1,96%, đóng góp 0,23%vào mức tăng trưởng chung.

Ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng 5,42% so với cùng kỳ năm 2016.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro

Theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng này mới chỉ là bước đầu, chưa phải là cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, cần những biện pháp quyết liệt và phù hợp hơn để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Nhận định về những con số mà ngành nông nghiệp đã đóng góp cho nền kinh tế thời gian qua, Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, chúng ta không thể lơ là với lĩnh vực này, bởi nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về thiên nhiên cũng như thị trường.

Theo TS. Ánh, trong quãng thời gian 2014-2016, ngành nông nghiệp liên tiếp gặp khó khăn, thậm chí nhiều quý tăng trưởng âm.., do đó, những rủi ro cho khu vực nông nghiệp nông thôn cũng có thể có những tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung. Hơn nữa, trong mọi lĩnh vực thì kinh tế nông nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lớn nhất.

Nhận thấy giá trị đóng góp trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp không cao, Chuyên gia kinh tế, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, mặc dù giá trị kinh tế tính bằng tiền không lớn hơn nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, nhưng một khi phát triển bền vững ngành nông nghiệp sẽ kéo theo sự ổn định đời sống, an sinh xã hội, bởi 70% dân số đang làm nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghiệp.

TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng mới chỉ là những kết quả bước đầu, cần có các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn để gia tăng giá trị cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới. “Ngành nông nghiệp đang có những cải tiến, cơ cấu lại, chuyển đổi từ lúa gạo sang tôm, cá… song song đó là đưa khoa học công nghệ vào để phục vụ sản xuất, tăng cường chế biến mới thực sự bứt phá”, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.

Thiếu liên kết vẫn là một hạn chế

Cùng chung quan điểm về định hướng phát triển nông nghiệp, PGS. TS Phạm Tất Thắng cho rằng, mặc dù các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo chuỗi, nhưng việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế, chưa tận dụng được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp.

Do đó, cần phải có chính sách tốt hơn, trong đó, chính sách đất đai, hạn điền là một ví dụ để phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. Phải gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với đa dạng hóa các thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, khi đó chắc chắn sẽ không còn cảnh “giải cứu” nông sản như trong thời gian qua.

Đề cao tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các chuyên gia cho rằng, ngành nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế thì không thể “lung lay”, vì lung lay thì kinh tế sẽ còn mãi tụt hậu, đi sau các nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Muốn ngành nông nghiệp phát triển xứng tầm “trụ đỡ”, không thể để nền nông nghiệp cứ mãi phát triển một cách manh mún, nhỏ lẻ, nông dân “mạnh ai nấy làm”.  

Theo TS. Lưu Bích Hồ, thiếu tính liên kết đang là điểm yếu khiến tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực của ta không lớn, trong đó, nếu nông nghiệp thiếu tính liên kết thì hậu quả sẽ khôn lường. Đây chính là hậu quả của việc phải giải cứu lợn, giải cứu dưa hấu, vải thiều và rất nhiều mặt hàng nông sản khác thời gian qua.

Do vậy, một lần nữa các chuyên gia lưu ý, ngành nông nghiệp phải làm tốt việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, và nhà nông… ) đã đề ra từ rất nhiều năm qua. Đồng thời với đó, phải phát huy thế mạnh của từng vùng miền, gắn với liên kết vùng miền để phát huy và bổ trợ cho nhau. Có như vậy, nông nghiệp mới phát triển bền vững và đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của nền kinh tế./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Gần 40% số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thua lỗ

10-10-2017

Đó là một trong những số liệu thu được từ cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 do Tổng cục Thống kê công bố tại buổi họp báo chiều 9.10.

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất: Động lực mới cho nông nghiệp Tây Nguyên phát triển

5-10-2017

Từ một nước còn phải nhập khẩu lương thực cứu đói, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước đột phá, đưa nước ta vào nhóm 5 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Trong đó, nông dân Tây Nguyên đóng góp chính vào 2 ngành hàng quan trọng là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, những thành tựu vượt trội trong nông nghiệp do cơ chế tổ chức sản xuất mang lại dường như đã tới ngưỡng. Nông nghiệp Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng đang cần một động lực mới.

Nhiều DN chưa biết gì về gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp CNC!

4-10-2017

Nhiều chính sách hỗ trợ nhưng không thực hiện không đồng bộ, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo kiểu xin – cho... là những rào cản khiến quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Cần "bốn nhà" chung tay thúc đẩy nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững

3-10-2017

Vấn đề làm sao cho nông nghiệp ở ĐBSCL sản xuất có hiệu quả, tránh tình cảnh “trúng mùa rớt giá” hay “dội chợ” luôn là bài toán đau đầu của các cấp quản lý và cả nông hộ.

‘Gỡ rối’ ngành điều và tham vọng 3 tỷ USD

2-10-2017

Nguy cơ sản lượng giảm, thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang trồng các cây khác như cao su, cà phê, hồ tiêu... đang là thách thức cho ngành điều Việt Nam.

Thủ tướng đối thoại với 14 doanh nghiệp tư nhân

2-10-2017

Đối thoại chính sách với 14 DN kinh tế tư nhân diễn ra sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lắng nghe nhiều góp ý, hiến kế của lãnh đạo các DN hàng đầu.

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

27-9-2017

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được.

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

27-9-2017

TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL

'Kéo' doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-9-2017

Đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp, thiếu vùng nguyên liệu, đất đai, hạ tầng, vốn... Đó là chưa kể nhiều rào cản khác nữa trong quá trình sản xuất, kinh doanh... khiến các nhà đầu tư phải e ngại khi đầu tư vào nông nghiệp.

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng

4-8-2017

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo tại Hà Nội

4-8-2017

(i) thuê hội trường, (ii) ăn trưa đại biểu, (iii) giải khát giữa giờ, (iv) in ấn, phô tô tài liệu và văn phòng phẩm, (v) máy chiếu, màn chiếu và (vi) thiết kế, in banner

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phải tái cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững

27-9-2017

Trình bày tại phiên họp toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường mong muốn: “Phải tái cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững trước các biến động đang diễn ra”