TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thủ tướng đối thoại với 14 doanh nghiệp tư nhân

Ngày đăng: 02 | 10 | 2017

Đối thoại chính sách với 14 DN kinh tế tư nhân diễn ra sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lắng nghe nhiều góp ý, hiến kế của lãnh đạo các DN hàng đầu.

Cuộc tọa đàm được tổ chức theo đề xuất của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Đây được xem là chưa có tiền lệ, bởi trước đây thường chỉ có các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp (DN) nói chung hoặc DN Nhà nước.

Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, ông Vũ Viết Ngoạn, cho biết chủ đề của tọa đàm là Chính phủ và tập đoàn kinh tế tư nhân cùng đồng hành, phát triển kinh tế; lắng nghe và đổi mới chính sách để xây dựng khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển.

Thu tuong doi thoai voi 14 doanh nghiep tu nhan hinh anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi đối thoại sáng nay. Ảnh:  VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trước đây, Chính phủ thường gặp các DN)Nhà nước, nhưng năm nay quyết định gặp gỡ, đối thoại với khối DN tư nhân.

“Những tập đoàn ngồi đây là những đơn vị bước đầu thành công, góp phần vào phát triển đất nước”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Thủ tướng cho biết Chính phủ muốn lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển, có gì đặt ra trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 để kinh tế tư nhân là động lực phát triển.

Ông đặt ra vấn đề vì sao kinh tế tư nhân ở Việt Nam chưa phát triển.

Thu tuong doi thoai voi 14 doanh nghiep tu nhan hinh anh 2
Thủ trướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với lãnh đạo các DN, tập đoàn kinh tế tại buổi đối thoại. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

“Do môi trường kinh doanh hay thuế khoá, lao động, môi trường thì Nhà nước cần làm gì nữa để khối DN tư nhân phát triển? Nhà nước phải làm gì trong giai đoạn hiện nay?”. Thủ tướng nêu vấn đề và cho biết mong muốn đại diện tập đoàn kinh tế tư nhân nói thẳng, thật, trách nhiệm. 

Theo người đứng đầu Chính phủ, con số 496.000 DN đang hoạt động thì DN tư nhân chiếm phần lớn. Trong đó, số lượng DN vừa, lớn chỉ chiếm chưa tới 10.000, còn lại là DN nhỏ, siêu nhỏ.

DN tư nhân chiếm tỷ lệ tài sản không cao, nhưng góp tới 43% GDP.

Thủ tướng cũng cho biết nhiều tập đoàn, tổng công ty tư nhân rất thành công, trong đó có những lãnh đạo DN đang ngồi tại tọa đàm.

Thủ tướng đặt câu hỏi:  “Nút thắt ở đây là gì?”. Từ tiếng nói của DN thì Chính phủ sẽ hình thành chính sách, định hướng để tiếp tục tạo ra khung pháp lý, môi trường kinh doanh để DN tư nhân phát triển đúng hướng và ngày càng có nhiều tập đoàn lớn mạnh cùng khối DN nhỏ và vừa. 

Kinh tế tư nhân là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế tư nhân đóng góp trên 43% GDP, trong khi tỷ lệ này của khu vực kinh tế Nhà nước khoảng 28,9%.

Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Lãnh đạo 14 DN tham gia đối thoại với Thủ tướng gồm: Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công; ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai; ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch DOJI; bà Thái Hương, Chủ tịch TH Milk; bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet.

Ngoài ra, danh sách này có ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco; ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Nutifood; bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch REE; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG...

 

Hoàng Anh

NỘI DUNG KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

27-9-2017

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được.

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

27-9-2017

TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL

'Kéo' doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-9-2017

Đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp, thiếu vùng nguyên liệu, đất đai, hạ tầng, vốn... Đó là chưa kể nhiều rào cản khác nữa trong quá trình sản xuất, kinh doanh... khiến các nhà đầu tư phải e ngại khi đầu tư vào nông nghiệp.

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng

4-8-2017

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo tại Hà Nội

4-8-2017

(i) thuê hội trường, (ii) ăn trưa đại biểu, (iii) giải khát giữa giờ, (iv) in ấn, phô tô tài liệu và văn phòng phẩm, (v) máy chiếu, màn chiếu và (vi) thiết kế, in banner

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phải tái cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững

27-9-2017

Trình bày tại phiên họp toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng BĐKH, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường mong muốn: “Phải tái cơ cấu lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại bền vững trước các biến động đang diễn ra”

Phát triển HTX trong tiến trình tái cơ cấu ngành

25-9-2017

Tại Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển HTX nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp" với sự tham dự của đại diện khuyến nông 7 tỉnh ĐBSH và tỉnh Quảng Ninh cùng hàng chục HTX tiêu biểu trên địa bàn Hải Phòng.

Tái cơ cấu nông nghiệp đừng bỏ quên thân phận nông dân

27-9-2017

Chuyên gia trong nước nhắc lại các chuyện tưởng đã cũ, còn chuyên gia nước ngoài khuyên rằng trong tái cơ cấu nông nghiệp đừng quên vai trò của nông dân, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Tìm giải pháp phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước những thách thức

26-9-2017

Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH diễn ra trong ngày 26 và 27/9 tại Cần Thơ với 4 phiên họp quan trọng dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với mong muốn tập hợp trí tuệ đóng góp cả hệ thống chính trị để vực dậy ĐBSCL.

Chuyển đổi sản xuất ở ĐBSCL: DN phải tham gia làm quy hoạch

26-9-2017

ĐBSCL hiện đang phải đối mặt thực tế nước ngọt giảm mạnh trong khi nước mặn có thể dâng cao hơn và đất đai bị xói mòn. Vậy đâu là hướng ra cho sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL? Dưới đây là ý kiến GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Cơ cấu lại ngành mía đường: Xu hướng tất yếu khi hội nhập

26-9-2017

Ngành mía đường Việt Nam đang tình trạng năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, chi phí giá thành sản xuất cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Xuất khẩu gạo: Cần tránh việc phụ thuộc vào một thị trường

25-9-2017

Xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2017 đạt nhiều khả quan, ước tính đến cuối tháng 9/2017 xuất khẩu tăng 19,6% về lượng, đạt hơn 4,5 triệu tấn, kim ngạch 2 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Trung Quốc.