TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu gạo: Cần tránh việc phụ thuộc vào một thị trường

Ngày đăng: 25 | 09 | 2017

Xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2017 đạt nhiều khả quan, ước tính đến cuối tháng 9/2017 xuất khẩu tăng 19,6% về lượng, đạt hơn 4,5 triệu tấn, kim ngạch 2 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Trung Quốc.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành gạo cho rằng, không nên phụ thuộc vào một thị trường để tránh rủi ro khi thị trường này biến động. 

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu 9 tháng qua, hầu như thị trường châu Á giữ thế mạnh; trong đó, tiêu thụ nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, chiếm 38% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, với hơn 1,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 700 triệu USD. 

Tiếp đến là các thị trường Philippines với hơn 400.000 tấn, Malaysia với hơn 360.000 tấn. Thời điểm thị trường châu Á tăng mạnh tiêu thụ gạo từ tháng 6/2017 cho đến nay đã đẩy giá xuất khẩu bình quân lên hơn 400 USD/tấn. Điều này giúp cho giá gạo nguyên liệu trong nước tăng lên, nông dân tăng lợi nhuận. 

Giải thích cho việc tăng lượng gạo tiêu thụ tại thị trường châu Á, nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong 2 năm qua, Trung Quốc đang cố gắng bảo hộ thị trường gạo nội địa nên đã có động thái chuyển việc nhập khẩu gạo tiểu ngạch sang chính ngạch, kèm theo các tiêu chuẩn nhập khẩu gạo, làm cho các đơn vị nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch giảm dần, chuyển sang nhập khẩu chính ngạch. 

Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường khác như Philippines, Bangladesh cũng đang có nhu cầu mua thêm gạo nên trong thời gian tới sẽ có thêm những đợt đấu thầu bán gạo mới. 

Tuy nhiên, những đợt đấu thầu gạo sau này sẽ khác xa so với những năm trước. Đó là chuyển từ đấu thầu hợp đồng Chính phủ (tập trung) với giá sàn cao, mang lại lợi nhuận cho ngành gạo Việt Nam sang đấu thầu thương mại, có nguy cơ giá trúng thầu thấp hơn giá sàn do đối tác đưa ra, ngành gạo Việt Nam sẽ không thu lợi nhuận nhiều. Vì vậy, dù thị trường châu Á tiêu thụ mạnh nhưng phải cẩn trọng trong các hợp đồng đấu thầu sắp tới. 

Song song với việc bán gạo ra thị trường châu Á, thị trường châu Phi vẫn là thị trường tiêu thụ ổn định gạo Việt Nam. 

Bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương thực, thực phẩm Long An nhấn mạnh, Công ty xuất khẩu sang thị trường châu Á là chủ lực, cụ thể như Malaysia, Singapore, Phillipines, Hong Kong (Trung Quốc)… vì những thị trường này gần, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng gạo của công ty hiện có. Nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Lương thực thực phẩm Long An cũng có vài hợp đồng đi thị trường châu Phi. 

Hiện nay, mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng đã được xuất khẩu đi khắp các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài những thị trường "khó tính" như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản thì thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Mức tiêu thụ nông sản từ Việt Nam của thị trường Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong các danh sách xuất khẩu. Nhưng việc chỉ nhắm vào thì trường này lại được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là rủi ro cao. 

Chính vì vậy, đối với thị trường tiềm năng như thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp phải khéo léo trong việc đàm phán hợp đồng thương mại. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải linh động tìm kiếm thị trường khác ngoài Trung Quốc như Bangladesh, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Philippines, song song với xây dựng thương hiệu gạo cho mình.

Bởi vì hiện nay, Trung Quốc cũng đã có chính sách hỗ trợ người dân nâng cao sản xuất gạo trong nước, tránh phụ thuộc lương thực vào nước ngoài, mà gần nhất là nhập khẩu gạo từ Việt Nam. 

"Việc sản xuất lúa gạo trong nước cũng phải theo quy hoạch, thông tin nhu cầu thị trường để tránh thừa hàng hóa, phải bán đổ bán tháo, gây bất lợi cho nông dân. Cụ thể như các hợp đồng Chính phủ trước kia như Philippines, Myanmar sẵn sàng bỏ giá cao để mua gạo Việt Nam vì vấn đề an ninh lương thực, nhưng hiện nay các thị trường cũng chủ động hỗ trợ người dân trong nước duy trì sản xuất, không phụ thuộc lương thực của nước ngoài nên đường đi của hạt gạo Việt Nam cũng phải chuyển hướng. 

Vì vậy, để tồn tại lâu dài thì chính doanh nghiệp phải tự đa dạng thị trường cho mình," ông Lâm Tuấn Anh chia sẻ. 

Như vậy có thể thấy, sân chơi xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế ngày càng nảy sinh nhiều rủi ro song song với tiềm năng phát triển. Vì vậy, chính các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải chủ động trong chiến lược phát triển và điều tiết thì ngành gạo mới có thêm con đường mở./. 

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Phấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD

25-9-2017

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Mỗi xã, phường một sản phẩm: Mục tiêu mới của nông thôn mới

22-9-2017

Từ thành công của Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình xây dựng Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030. Đây cũng được coi là mục tiêu mới của Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần thay đổi tư duy làm chính sách

18-9-2017

Các chính sách hỗ trợ xuất hiện “như cơn gió thoảng”, tư duy làm chính sách vẫn mang tính chỉ huy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo kiểu xin – cho,... là những rào cản khiến quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao do báo Kinh tế nông thôn tổ chức.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chưa tăng thuế, phí

15-9-2017

Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đạt tăng trưởng GDP 6,7%, Thủ tướng chỉ đạo chưa tăng thuế, phí ngay năm 2017.

Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm hàng loạt loại phí

15-9-2017

Trong động thái hỗ trợ cho doanh nghiệp, chiều 12-9 Bộ Tài chính đã gửi công văn thúc giục hàng loạt bộ, ngành tiếp tục giảm chi phí khi cung cấp các dịch vụ công và đề nghị sửa đổi hàng loạt các thông tư liên quan.

Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xồng xộc đến

14-9-2017

Nguyễn Văn Ân khẽ hát theo tiếng nhạc trên xe. Anh cảm thấy vui vẻ kể từ khi trở thành lái xe Grab ở Hà Nội cách đây ba tháng. “Tôi làm việc mệt hơn nhưng vui hơn vì có tiền”, Ân nói trong chiếc xe Vios thơm lựng và luôn có sẵn các chai nước cho khách hàng.

Hội thảo “Các Viện thuộc Khối 2 thi đua lập thành tích đóng góp vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”

13-9-2017

Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, ngày 13/9/2017, tại Hà Nội, các Viện thuộc Khối 2 - Khối thi đua các Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT tổ chức Hội thảo “Các Viện thuộc Khối 2 thi đua lập thành tích đóng góp vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.

Thư mời chào giá cạnh tranh sửa chữa các phòng họp

10-7-2017

Thư mời chào giá cạnh tranh sửa chữa các phòng họp

Tập trung, tích tụ ruộng đất: Đòn bẩy từ chính sách

11-9-2017

Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về đất đai trong nông nghiệp ngày được hoàn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là việc dần khuyến khích các tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất. Nhờ đó, đã góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản hàng hóa.

Chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp: Cần một lực đẩy

11-9-2017

Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động hiệu quả. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, công bằng, sẽ là động lực để tự nguyện chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên DN.

Đừng chỉ cởi trói “trên giấy”!

8-9-2017

Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn, giúp giải bài toán nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp.

Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế 2018

7-9-2017

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phác thảo 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2018, từ đó chuẩn bị cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm tới.