TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp: Cần một lực đẩy

Ngày đăng: 11 | 09 | 2017

Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động hiệu quả. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, công bằng, sẽ là động lực để tự nguyện chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên DN.

Dù bị hạn chế nhưng nhiều hộ kinh doanh vẫn không muốn “lên” doanh nghiệp.

Ngại chuyển đổi

Khu vực hộ kinh doanh cá thể hiện nay có số lượng rất lớn và nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế của đất nước. Hiện, có  hơn 3,5 triệu hộ được cấp mã số thuế và có khoảng 2 triệu hộ đang sản xuất nhỏ lẻ.

Theo các chuyên gia, hộ kinh doanh cá thể được xem là đối tượng chính để phát triển thêm số lượng DN, góp phần hoàn thành mục tiêu 1 triệu DN hoạt động đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay, có một thực tế là, các hộ kinh doanh ngại chuyển đổi lên thành DN.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho hay: “Cách đây 10 năm, chúng tôi có cuộc điều tra, khảo sát tại Bắc Ninh. Câu hỏi đặt ra là, vì sao hộ lại không mong muốn lên thành DN thì các hộ chia sẻ lo lắng nhất là phải tuân thủ thuế, các báo cáo tài chính kế toán, kiểm toán khiến gia tăng thời gian và chi phí. Khi chuyển sang mô hình DN còn phải tuân thủ thêm giấy phép kinh doanh và các quy định chặt chẽ khác”.

Ông Trần Huy Quân, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, chia sẻ, năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 124.194 cơ sở sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 216.891 lao động, tăng 5,7% về số lượng và 7,7% về lao động so với năm 2015. Tuy nhiên, cả tỉnh Thái Bình hiện mới có hơn 5.400 DN. Tiềm năng phát triển các hộ kinh doanh sang DN trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung là rất lớn.

Sẽ không để DN sợ... bơi

Để phát triển số lượng DN đi đôi với sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ và các bộ, ban ngành đã và đang đưa ra nhiều giải pháp trong cải cách thủ tục hành chính, nhằm rút ngắn thời gian, chi phí cho DN gia nhập thị trường. Sẽ không để DN “sợ bơi”.

Là đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng chăn ga gối đệm, sau 7 năm hoạt động hộ kinh doanh cá thể và chuyển lên DN được 6-7 năm, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Phước (địa chỉ tại thôn Kìm, Vũ Lạc, thành phố Thái Bình), chia sẻ, so với mô hình kinh doanh cá thể, hoạt động theo mô hình DN có nhiều thuận lợi hơn. Nhờ hoạt động theo mô hình DN, DN có đủ tư cách pháp nhân, có thể đàm phán và ký hợp đồng; dễ dàng thực hiện các giao dịch hàng hóa điều mà trước đây, hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh không thực hiện được. Bên cạnh đó, việc chuyển mô hình hộ kinh doanh sang DN giúp tạo uy tín, niềm tin của khách hàng. Từ đó, giúp DN nâng cao doanh số và mở rộng thị trường.

Chia sẻ báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn về tổng quan hộ kinh doanh và thực trạng hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN ở Việt Nam, ông Phan Đức Hiếu cho hay, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế so với DN về thương quyền. Nguyên nhân do hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phát hành cổ phiếu, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm và bị hạn chế số lượng lao động...

Nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, ngày 6/6/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về “Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN”. Tại chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) xây dựng Đề án Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME, cho biết: Việc xây dựng Đề án phải đảm bảo một mục tiêu gồm: DN hoạt động hiệu quả hơn, năng lực cạnh tranh cao hơn và bền vững hơn, đảm bảo tính liên tục về hỗ trợ trước và sau khi chuyển đổi. Dự kiến, trong tháng 10/2017, VINASME sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ. Theo các chuyên gia, khi Đề án đi vào hoạt động sẽ vừa tạo lực kéo và lực đẩy thu hút nhiều hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN.

Để hiện thực hóa Đề án “Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN”, ông Trần Quốc Khoa, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình, cho rằng, cần sớm có nghị định về thực hiện Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, bởi nếu có nghị định thì sẽ cụ thể được vấn đề hỗ trợ như thế nào, trách nhiệm của cơ quan nhà nước ra sao. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền để hộ kinh doanh thấy lợi ích khi chuyển đổi lên DN cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bởi nếu để họ tự nguyện thì sẽ rất chậm...

Về phía DN, theo ông Phan Đức Hiếu, quá trình chuyển từ hộ lên DN chính là quá trình chuyên nghiệp hóa dần dần, trong quá trình này, các hộ kinh doanh cần có kế hoạch chuyển đổi,  xây dựng và tính đến kế hoạch kinh doanh một cách dài hơi hơn. Từ đó có thể tận dụng được lợi thế, hạn chế được các bất lợi.

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, Bộ sẽ cố gắng để 4 nghị định liên quan đến Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa ra đời khi Luật có hiệu lực, gồm: Nghị định Bảo lãnh tín dụng, Nghị định về quỹ hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định về quỹ đầu tư khởi nghiệp, Nghị định hướng dẫn thực hiện quy định trong Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Về vấn đề thủ tục, cần đơn giản theo hướng hỗ trợ DN chuyển đổi từ hộ gia đình, đơn giản hóa thủ tục ở mức tối giản để họ làm quen thủ tục, không thấy quá khó trong 3-4 năm đầu khi mới thực hiện chuyển đổi.

“Thủ tục sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp cần đơn giản để bà con lội xuống nước cảm thấy không sâu, không quá lạnh, không sợ... bơi”, ông Đặng Huy Đông nói.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Đừng chỉ cởi trói “trên giấy”!

8-9-2017

Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn, giúp giải bài toán nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp.

Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế 2018

7-9-2017

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phác thảo 3 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế năm 2018, từ đó chuẩn bị cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm tới.

Tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư nông nghiệp bằng cơ chế

6-9-2017

Quan điểm được đưa ra tại hội thảo đổi mới cơ chế chính sách để thu hút nhiều hơn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

GDP nông nghiệp tín hiệu sáng

7-9-2017

Theo Bộ NN-PTNT, 8 tháng đầu năm 2017, mặc dù tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, tuy nhiên SX và XK các mặt hàng nông lâm thủy sản cả nước tiếp tục ghi nhận những tín hiệu sáng.

Giá cà phê, cao su, điều… tăng cao, xuất khẩu nông sản “ghi điểm”

28-8-2017

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 8 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng qua đạt 23,66 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Doanh nghiệp gặp khó với các quy định an toàn thực phẩm

28-8-2017

Nhiều hiệp hội thực phẩm, tổ chức vừa gửi kiến nghị lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị sửa đổi Nghị định 38/2012 (Nghị định 38) hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP).

Thuế tiêu thụ: có thực sự mang tính lũy thoái?

28-8-2017

Khi Bộ Tài chính đề xuất nâng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mức 10% lên 12%, nhiều chuyên gia cảnh báo cần phải xem xét quyết định này một cách cẩn trọng vì thuế GTGT có bản chất lũy thoái, tức đánh vào người có thu nhập thấp nhiều hơn người có thu nhập cao.

Sáu hệ lụy từ sự vô lý của nhiều điều kiện kinh doanh

28-8-2017

Những tác động tiêu cực từ yếu kém của quy định về điều kiện kinh doanh đang đi ngược lại và cản trở quyết tâm, giải pháp của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp là nơi cấp chứng nhận hữu cơ

28-8-2017

Để tạo thuận lợi và khuyến khích cho người dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh, thành sẽ là nơi cấp giấy chứng nhận hữu cơ và chứng nhận này chỉ bán ở thị trường trong nước.

Tuần lễ APEC tại Cần Thơ: đối thoại và hợp tác về nông nghiệp

28-8-2017

Ngày 24-8-2017, Tuần lễ APEC tại Cần Thơ tiếp tục ngày làm việc thứ 7 với cuộc đối thoại giữa các bộ trưởng 21 nền kinh tế thành viên APEC và lãnh đạo các doanh nghiệp APEC về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cường sản xuất lương thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững.

APEC ra Tuyên bố Cần Thơ

28-8-2017

Chiều 25-8-2017, các đại biểu đã thông qua “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm về ANLT và BĐKH”; “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về phát triển nông thôn - thành thị bền vững nhằm tăng cường ANLT và đảm bảo chất lượng tăng trưởng” và “Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH”.

Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

24-8-2017

Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang là xu hướng và giải pháp để tạo ra đột biến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Thực tế khẳng định hiệu quả của mô hình này, song để mở rộng vẫn cần nhiều giải pháp tháo gỡ các “nút thắt” như cơ chế chính sách, vốn, công nghệ…