TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chuyển đổi sản xuất ở ĐBSCL: DN phải tham gia làm quy hoạch

Ngày đăng: 26 | 09 | 2017

ĐBSCL hiện đang phải đối mặt thực tế nước ngọt giảm mạnh trong khi nước mặn có thể dâng cao hơn và đất đai bị xói mòn. Vậy đâu là hướng ra cho sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL? Dưới đây là ý kiến GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Trồng lúa đã thành quán tính

Đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện nay, GS. Võ Tòng Xuân cho rằng, với chính sách an ninh lương thực, trong suốt những năm qua, tại ĐBSCL, đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp hầu hết tập trung vào cây lúa, và hạ tầng phục vụ trồng lúa. Thậm chí, trồng lúa đã trở thành quán tính, ăn sâu vào cội rễ của từng người nông dân và lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất các cấp tại các địa phương ở ĐBSCL.

Và mặc dù Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ nhì, ba trên thế giới nhưng hiệu quả kinh tế không cao, lợi tức của nông dân trồng lúa thấp.

Trong khi đó, một số nông dân cá thể khác trồng cây ăn quả, nuôi tôm, nuôi cá một cách tự phát, không được Nhà nước đầu tư cơ bản nên sản xuất theo kinh nghiệm là chính, không thân thiện môi trường, chi phí cao, sâu bệnh nhiều.

Với nhóm nông dân trồng mía, tuy có đầu ra ổn định với một số nhà máy đường, nhưng cũng vẫn canh tác cá thể, diện tích manh mún, kỹ thuật trồng truyền thống vì hệ thống khoa học phục vụ quá yếu, dễ phá quy hoạch, bỏ mía để trồng khoai mì, mãng cầu… dẫn đến các nhà máy không có vùng nguyên liệu đủ lớn để hoạt động.

Sản phẩm không thương hiệu

Một vấn đề lớn đặt ra đối với nông nghiệp ĐBSCL suốt bao năm qua đó là mặc dù đầu tư của Nhà nước rất cao, chi phí sản xuất rất cao, nhưng giá bán sản phẩm luôn thấp. Vậy đâu là nguyên nhân chính? Theo GS Võ Tòng Xuân, lý do là hầu hết sản phẩm nông nghiệp sản xuất từ đây đa phần chưa có thương hiệu.

Hiện các nhà máy chế biến lúa tại ĐBSCL thường không truy nguyên được nguồn gốc vì phần lớn lúa qua thương lái mua gom và do đó gạo thành phẩm phần lớn không thương hiệu.

Còn công nghiệp cho chế biến thủy hải sản và trái cây thì chủ yếu là đầu tư tự phát, nguyên liệu cũng tương tự như lúa, mua qua thương lái theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không thể truy nguyên nguồn gốc, thành phẩm không có thương hiệu nổi tiếng.

Thiếu chính sách xuyên suốt

Vậy thực trạng nông nghiệp ở ĐBSCL hiện nay như thế nào? Vị chuyên gia có nhiều năm gắn bó với ĐBSCL cho biết nhận định: Thực trạng là nông dân trồng tự phát, nhà máy chế biến cũng tự phát, công nghệ không hiện đại và nhất là cả người trồng và người chế biến không gắn kết được với nhau, trong khi chính quyền địa phương thì lúng túng chuyển đổi cơ cấu đã dẫn đến việc không biết phải phá vỡ quán tính trồng lúa như thế nào.

Cùng với đó, nhiều chính sách không hoặc rất khó thực hiện vì không có chỉ đạo xuyên suốt. Doanh nghiệp làm ăn khó tranh thủ vay được vốn ưu đãi. Quản lý điều hành doanh nghiệp nông nghiệp thiếu đào tạo chuyên môn.

Quy hoạch vùng nông nghiệp thường là duy ý chí thay vì theo nhu cầu thị trường với kế hoạch sản xuất đồng bộ theo chuỗi giá trị, do đó bản đồ quy hoạch thường là để trang trí hơn là để sử dụng. Nhược điểm lớn nhất là quy hoạch riêng lẻ từng ngành không tích hợp lại được đồng bộ, ngành nào cũng làm quy hoạch và cho rằng quy hoạch của mình là quan trọng nhất.

Quy hoạch ĐBSCL thời biến đổi khí hậu

Khắc phục những yếu kém đã qua, trong thời biến đổi khí hậu, theo GS. Võ Tòng Xuân nên áp dụng phương pháp Quy hoạch tích hợp.

Vị Giáo sư giải thích, tổng hợp là cộng lại với nhau thành một đơn vị mới, lớn hơn nhưng không gắn vào nhau. Tích hợp là chen vào thành phần tối ưu nhất của mỗi đơn vị để làm thành một đơn vị mới với kích thước không tăng nhưng nội dung xúc tích hơn do các thành phần riêng đã quyện vào nhau. Tuy nhiên, rất cần phải có một chỉ huy tài giỏi điều khiển cho hài hòa tích hợp.

Theo đó, thị trường phải là mắt xích được xác định đầu tiên trong chuỗi giá trị kế hoạch phát triển nông thôn tích hợp. Các khâu kế tiếp được tổ chức một cách đồng bộ nhắm vào đích chiếm lĩnh thị trường bằng một loạt biện pháp chính sách.

Với ĐBSCL hiện nay, cần nhìn thẳng thực trạng để xem điểm mạnh, điểm yếu, đâu là cơ hội và đâu là thách thức thật chính xác, thực tế.

Cụ thể, trong thời kỳ biến đổi khí hậu, ĐBSCL đang phải đối mặt hai thực tế: Nước ngọt giảm mạnh không nguồn thay thế trong khi nước mặn có thể dâng cao hơn và đất đai bị xói mòn, diện tích mất dần cho xây dựng đô thị và công nghiệp.

Do đó, hướng sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL cần xác định cây gì, con gì và thị trường sản phẩm đó ở đâu. Các bộ, ngành và doanh nhân cần tìm để chọn ra một số cây, con chiến lược có giá trị cao, không cần nhiều nước ngọt, có thể sử dụng nước mặn. Quá trình chọn lựa cần phải có doanh nghiệp tham gia từ đầu, vì họ là người sẽ đầu tư sản xuất cung cấp cho thị trường.

Mũi nhọn nông nghiệp

Xác định mũi nhọn phải tùy theo thị trường đòi hỏi, vùng sinh thái thích nghi, và tùy từng thời điểm mà quyết định chọn lựa cây, con cho sản xuất.

Lúa gạo có đặc điểm rất tốn nước ngọt và giá quá thấp, dân trồng lúa không hưởng lợi bao nhiêu. Do đó chỉ giữ lại diện tích lúa tại vùng phù sa có đầy đủ nước ngọt đầu nguồn, dứt khoát giảm diện tích lúa 3 vụ để lấy nước lũ, phù sa cho cá, tôm…

Về giống lúa, ưu tiên 1 cho gạo loại thứ cấp (xuất khẩu gạo cho Philippines, Indonesia, Nigeria, Ghana…; xuất khẩu bột gạo cho Nhật Bản, Australia,…). Ưu tiên 2 cho gạo thơm xuất cho các nước khác.

Chuyển các diện tích lúa bấp bênh đầu tư cao (vùng phèn nặng, vùng mặn) sang nuôi trồng cây con có giá trị cao (cây ăn trái thích hợp, mía, nuôi cá, nuôi tôm).

Mặt hàng chiến lược là tôm, cần phải dồn điền đổi thửa, xây dựng hệ thống thủy lợi lấy nước mặn sạch vào pha với nước ngọt đưa vào từng thửa vuông tôm và nước thải từ từng vuông tôm được đưa ra khu xử lý có rừng ngập mặn.

Với trái cây nhiệt đới, vùng sản xuất cây ăn trái cần diện tích liền kề, hình thành các hợp tác xã, bố trí trên vùng lúa chuyển đổi có bao đê hoặc dọc theo đất bờ sông. Cần có nhà máy sơ chế hoặc chế biến trái cây đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, được xây dựng gần các vườn cây, với đủ trang thiết bị chế biến.

Tùy điều kiện thị trường trong và ngoài nước, doanh nhân sẽ chọn các loại trái cây mà các nước ưa chuộng như xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, sầu riêng, dừa…

Đặc biệt, trong thủy lợi, không nên ngọt hóa vùng ven biển vì biến đổi khí hậu không còn nhiều nước ngọt dẫn về vùng mặn. Điều hòa nước mặn và ngọt để trồng lúa bằng nước mưa, sau đó nuôi tôm nước lợ.

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần trồng hoặc phục hồi rừng ngập mặn ven bờ biển ĐBSCL. Trong đó chú ý đến cây đước, tạo vùng sinh sản cho các loài thủy sản, khai thác nguyên liệu than xuất khẩu cho các nước.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Cơ cấu lại ngành mía đường: Xu hướng tất yếu khi hội nhập

26-9-2017

Ngành mía đường Việt Nam đang tình trạng năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, chi phí giá thành sản xuất cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

Xuất khẩu gạo: Cần tránh việc phụ thuộc vào một thị trường

25-9-2017

Xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2017 đạt nhiều khả quan, ước tính đến cuối tháng 9/2017 xuất khẩu tăng 19,6% về lượng, đạt hơn 4,5 triệu tấn, kim ngạch 2 tỷ USD, tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Trung Quốc.

Phấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD

25-9-2017

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Mỗi xã, phường một sản phẩm: Mục tiêu mới của nông thôn mới

22-9-2017

Từ thành công của Quảng Ninh, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang trong quá trình xây dựng Đề án chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030. Đây cũng được coi là mục tiêu mới của Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Cần thay đổi tư duy làm chính sách

18-9-2017

Các chính sách hỗ trợ xuất hiện “như cơn gió thoảng”, tư duy làm chính sách vẫn mang tính chỉ huy, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo kiểu xin – cho,... là những rào cản khiến quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao do báo Kinh tế nông thôn tổ chức.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chưa tăng thuế, phí

15-9-2017

Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đạt tăng trưởng GDP 6,7%, Thủ tướng chỉ đạo chưa tăng thuế, phí ngay năm 2017.

Bộ Tài chính đề nghị cắt giảm hàng loạt loại phí

15-9-2017

Trong động thái hỗ trợ cho doanh nghiệp, chiều 12-9 Bộ Tài chính đã gửi công văn thúc giục hàng loạt bộ, ngành tiếp tục giảm chi phí khi cung cấp các dịch vụ công và đề nghị sửa đổi hàng loạt các thông tư liên quan.

Khi cách mạng công nghiệp 4.0 xồng xộc đến

14-9-2017

Nguyễn Văn Ân khẽ hát theo tiếng nhạc trên xe. Anh cảm thấy vui vẻ kể từ khi trở thành lái xe Grab ở Hà Nội cách đây ba tháng. “Tôi làm việc mệt hơn nhưng vui hơn vì có tiền”, Ân nói trong chiếc xe Vios thơm lựng và luôn có sẵn các chai nước cho khách hàng.

Hội thảo “Các Viện thuộc Khối 2 thi đua lập thành tích đóng góp vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”

13-9-2017

Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, ngày 13/9/2017, tại Hà Nội, các Viện thuộc Khối 2 - Khối thi đua các Viện trực thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT tổ chức Hội thảo “Các Viện thuộc Khối 2 thi đua lập thành tích đóng góp vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”.

Thư mời chào giá cạnh tranh sửa chữa các phòng họp

10-7-2017

Thư mời chào giá cạnh tranh sửa chữa các phòng họp

Tập trung, tích tụ ruộng đất: Đòn bẩy từ chính sách

11-9-2017

Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về đất đai trong nông nghiệp ngày được hoàn thiện, phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là việc dần khuyến khích các tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất. Nhờ đó, đã góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản hàng hóa.

Chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp: Cần một lực đẩy

11-9-2017

Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động hiệu quả. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, công bằng, sẽ là động lực để tự nguyện chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên DN.