TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hỗ trợ DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập

Ngày đăng: 07 | 10 | 2017

Ngày 6/10 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hoá.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, xác định rõ được tầm quan trọng của Chuỗi cung ứng, Chính phủ đã giao các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách, cũng như các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng bền vững.

Theo đó, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng một số Đề án, Chương trình đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa, như: Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”; Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Khuyến công quốc gia đến năm 2020; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 và một số chương trình liên kết vùng miền, bình ổn thị trường của các tỉnh, thành phố.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ những thông tin về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập; thông tin về kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của địa phương; kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trong công tác phát triển mở rộng thị trường; kinh nghiệm của các doanh nghiệp phân phối về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng; và giới thiệu những thông tin cơ bản của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mở rộng thị trường...

Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng thời kỳ hội nhập” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình Nhận diện hàng việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2017 của Bộ Công Thương thuộc Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Mỗi xã, phường một sản phẩm: Dư địa phát triển còn lớn

6-10-2017

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, khẳng định, với hàng nghìn nông, đặc sản riêng có của các địa phương, chúng ta có dư địa tương đối lớn để triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên phạm vi cả nước, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân để thực hiện tốt tiêu chí về thu nhập, vốn được coi là nhiệm vụ “khó nhằn” với bất kỳ địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp tăng trưởng nhưng không thể lơ là

9-10-2017

Mức tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng chưa cao, giá trị gia tăng chưa lớn và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.

Gần 40% số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thua lỗ

10-10-2017

Đó là một trong những số liệu thu được từ cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 do Tổng cục Thống kê công bố tại buổi họp báo chiều 9.10.

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất: Động lực mới cho nông nghiệp Tây Nguyên phát triển

5-10-2017

Từ một nước còn phải nhập khẩu lương thực cứu đói, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước đột phá, đưa nước ta vào nhóm 5 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Trong đó, nông dân Tây Nguyên đóng góp chính vào 2 ngành hàng quan trọng là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, những thành tựu vượt trội trong nông nghiệp do cơ chế tổ chức sản xuất mang lại dường như đã tới ngưỡng. Nông nghiệp Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng đang cần một động lực mới.

Nhiều DN chưa biết gì về gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp CNC!

4-10-2017

Nhiều chính sách hỗ trợ nhưng không thực hiện không đồng bộ, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo kiểu xin – cho... là những rào cản khiến quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Cần "bốn nhà" chung tay thúc đẩy nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững

3-10-2017

Vấn đề làm sao cho nông nghiệp ở ĐBSCL sản xuất có hiệu quả, tránh tình cảnh “trúng mùa rớt giá” hay “dội chợ” luôn là bài toán đau đầu của các cấp quản lý và cả nông hộ.

‘Gỡ rối’ ngành điều và tham vọng 3 tỷ USD

2-10-2017

Nguy cơ sản lượng giảm, thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang trồng các cây khác như cao su, cà phê, hồ tiêu... đang là thách thức cho ngành điều Việt Nam.

Thủ tướng đối thoại với 14 doanh nghiệp tư nhân

2-10-2017

Đối thoại chính sách với 14 DN kinh tế tư nhân diễn ra sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lắng nghe nhiều góp ý, hiến kế của lãnh đạo các DN hàng đầu.

Đồng bằng sông Cửu Long và nguyên tắc ‘không hối tiếc’

27-9-2017

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất áp dụng nguyên tắc “không hối tiếc”: Ưu tiên thực hiện trước những hành động ít rủi ro sai lầm khó sửa chữa được.

Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL

27-9-2017

TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL

'Kéo' doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-9-2017

Đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao, lợi nhuận thấp, thiếu vùng nguyên liệu, đất đai, hạ tầng, vốn... Đó là chưa kể nhiều rào cản khác nữa trong quá trình sản xuất, kinh doanh... khiến các nhà đầu tư phải e ngại khi đầu tư vào nông nghiệp.

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng

4-8-2017

Thư mời cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô phục vụ điều tra tại Lâm Đồng