TIN TỨC-SỰ KIỆN

Để mỗi nông dân là một “chiến binh” trong phát triển kinh tế

Ngày đăng: 19 | 09 | 2017

Năm năm qua (2012-2017), phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu, trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên để mỗi nông dân trở thành những nông dân chuyên nghiệp, không còn phụ thuộc vào sự bấp bênh của thị trường, đồng thời nâng cao giá trị nông sản đang là bài toán đặt ra đầy trăn trở.

Làm gì gỡ nút thắt giúp nông dân “cất cánh”

Tại Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V giai đoạn 2012-2017, đã có rất nhiều ý kiến và giải pháp về nâng cao chất lượng phong trào được thảo luận trong chương trình nghị sự.

Theo đó, các cấp Hội cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đó là cần chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập trung nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo Kết luận số 61- KL/TW ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định  673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, liên kết hợp tác, thành lập các tổ, nhóm liên kết nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi theo chuyên ngành hoặc đa ngành, đa lĩnh vực. Vận động nông dân sản xuất giỏi là nòng cốt tổ chức hình thành mới hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.

Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn trao Bằng khen của Trung ương Hội cho 211 đại biểu

Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, quảng bá sản phẩm cho nông dân thông qua việc làm cầu nối liên kết hợp tác, giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với các đơn vị, doanh nghiệp, hỗ trợ nông dân đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh thông qua hợp đồng, hợp tác, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân.

Tập trung nguồn lực xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Thông qua công tác đào tạo, dạy nghề bồi dưỡng những nông dân sản xuất giỏi làm nòng cốt để xây dựng các mô hình hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Vận động nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi chia sẻ cùng cộng đồng ở địa phương về phương pháp, kinh nghiệm, bí quyết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và cả thị trường để phấn đấu cùng nhau làm giàu.

Còn theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn. Để nông nghiệp thời gian tới phát triển xứng đáng với tiềm năng, công sức của người nông dân, sự đầu tư của Nhà  nước, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn cần gỡ 7 nút thắt, đó là: Đất đai, lao động, vốn, khoa học công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, kết nối cộng đồng nông thôn.

Theo ông có 5 giải pháp để người nông dân cất cánh trên mặt trận nông nghiệp, với tầm nhìn đến 2030 thì cần: Tập trung ruộng đất, tạo cơ chế linh hoạt cho thuê đất; nâng cao tay nghề lao động, đào tạo nông dân chuyên nghiệp với mức lương hưu đảm bảo, được cho vay vốn khởi nghiệp; đổi mới sáng tạo trong kinh doanh nông nghiệp với sự đầu tư KHCN; xây dựng thương hiệu nông sản đạt chất lượng; xây dựng nông nghiệp xanh ứng phó biến đổi khí hậu và môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Phát biểu bế mạc Hội nghị NDSXKDG toàn quốc lần thứ V, Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN cho rằng, để người nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương thì cần ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ để mở rộng qui mô sản xuất theo chuỗi, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của hàng hoá nông sản.

Chuyển nhanh, mạnh từ sản xuất nhỏ- sang sản xuất hàng hóa; từ kinh tế hộ nhỏ lẻ-sang liên kết hợp tác theo chuỗi; từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm- sang công nghệ cao; từ năng suất lao động thấp- sang năng suất lao động cao; từ coi trọng năng suất, sản lượng- sang chất lượng, giá trị gia tăng đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao đời sống- Chủ tịch nhấn mạnh.

Phong trào được nâng lên về chất

Phong trào NDSXKDG thời gian qua đã tạo động lực để nông dân sáng tạo, hăng hái thi đua sản xuất, vươn lên làm giàu. Nông dân sản xuất giỏi đã chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị hàng hóa với lợi nhuận cao.

Các hộ NDSXKDG phấn đấu không chỉ làm giàu cho mình, cho xã hội mà còn đoàn kết, hỗ trợ tư vấn, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm, kỹ thuật… giúp nhau cùng làm giàu, giúp đỡ các hộ còn khó khăn vươn lên thoát nghèo phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đó là mẫu hình của lớp người nông dân mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế.

Chất lượng phong trào được nâng lên, thu nhập hộ của hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm tăng gấp 5 lần so với giai đoạn 2007- 2012, đã góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nông dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn, xây dựng tổ chức Hội Nông dân ngày càng vững mạnh.

Để phong trào tiếp tục phát triển đòi hỏi cả hệ thống chính trị trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh bằng cơ chế, chính sách, những hành động cụ thể để giúp hội viên, nông dân tích cực thi đua làm giàu cho gia đình, cho xã hội, trở thành những “chiến binh” dũng mãnh trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Theo quyhotronongdan.vn

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp nông nghiệp “đói” đất

6-10-2017

Trong khi tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân trên một hecta đất giảm dần vì ruộng đất phân tán, manh mún, các doanh nghiệp muốn đầu tư đồng bộ, quy mô lớn cho sản xuất nông nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn để có đất, từ việc thiếu đất cho vùng nguyên liệu, xây dựng trụ sở, khu chế biến cho tới giá thuê đất cao.

Khơi thông "điểm nghẽn" trong nông nghiệp công nghệ cao

13-10-2017

Con số chưa đến 1% doanh nghiệp đầu tư phát triển vào ngành cho thấy nông nghiệp công nghệ cao (CNC) vẫn chưa thực sự thu hút được đầu tư, nguyên nhân là do việc tồn tại những "nút thắt" trong vấn đề về nguồn nhân lực, thị trường và nguồn vốn.

Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”

4-10-2017

Trong khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô (Dự án GIZ), ngày 03/10/2017, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Diễn đàn “Chính sách cạnh tranh quốc gia”.

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp

12-10-2017

Ngày càng xuất hiện nhiều hình thức giao dịch quyền sử dụng (QSD) đất nông nghiệp như chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, theo nhận định của TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), thị trường QSD đất nông nghiệp hoạt động rất yếu.

Ngành trồng trọt cấp bách khôi phục sản xuất sau mưa lũ lịch sử

21-10-2017

Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do mưa lụt lịch sử ở các địa phương miền Bắc và Bắc Trung Bộ vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Hội nghị điều phối lần thứ hai giữa Bộ NN-PTNT và CGIAR

19-10-2017

Ngày 18/10 tại Hà Nội diễn ra Hội nghị điều phối lần thứ hai giữa Bộ NN-PTNT và Nhóm tư vấn các Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) tại Việt Nam nhằm chia sẻ những kết quả hợp tác trong hai năm qua.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017: Hướng đến phát triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam vững mạnh

20-10-2017

Ngày 20/10, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FCBDM) đã chính thức khai mạc tại Hội An (Quảng Nam), đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017.

Quy định về tài sản thế chấp quá cứng nhắc

2-10-2017

Trang Trại Việt có cuộc trao đổi với TS. Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT (IPSARD). Thời gian qua, chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn (NNNT) liên tục được cải thiện với định hướng giảm thủ tục, tạo thuận lợi cho nông dân, chủ trang trại tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tiếp cận vốn của nông dân vẫn rất khó khăn, do những quy định cứng nhắc.

Việt Nam rộng cửa xuất khẩu gạo nhờ các FTA

11-9-2015

Nhận định nêu trên được nhiều ý kiến chia sẻ tại hội thảo về Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo diễn ra tại Hà Nội ngày 25/8. Theo Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) - Tiến sĩ Trần Công Thắng, châu Á chiếm khoảng 2/3 tổng cầu về gạo của thế giới vào năm 2030, đặc biệt là nhu cầu đối với các loại gạo chất lượng cao.

Gỡ “nút thắt” để cách mạng nông nghiệp 4.0 đi vào thực tế

18-10-2017

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, khi 70% cư dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nông thôn nói riêng là yêu cầu cần thiết.

Làm gì để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long?

16-10-2017

ĐBSCL không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản mà còn là vùng có tiềm năng lớn về du lịch, công nghiệp chế biến.

Hoàn thiện hệ thống phân phối nông sản: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

17-10-2017

Một số nông sản Việt hiện đang đứng vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, thủy sản, cà phê, hồ tiêu, hạt điều... Bên cạnh đó, các nông sản thiết yếu như: rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống có khả năng cung ứng với khối lượng lớn và chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, hệ thống phân phối hàng nông sản kể cả tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đang tồn tại nhiều bất cập.