TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp mất trắng 2 tỷ USD vì thiên tai

Ngày đăng: 29 | 12 | 2016

Tổng thiệt hại vì thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2016 là 39 nghìn 400 tỷ đồng tương ứng gần 2 tỷ USD, con số thiệt hại này tăng gần 3 lần so với thiệt hại bình quân của những năm trước, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến GDP sụt giảm.

Sáng 29.12, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNN cho biết: Năm 2016 là một năm khó khăn, thách thức nhất đối với nông nghiệp trong nhiều năm qua. Đầu năm thì trận rét lớn theo quan trắc đó là trận rét lịch sử trong 50 năm qua, khiến cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc đã thiệt hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp.

Tiếp theo đợt hạn lịch sử ở miền Trung, làm cho 23 nghìn ha đất sản xuất không thể gieo trồng, rồi đợt hạn mặn của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có 8 tỉnh phải công bố thiên tai, chúng ta thiệt hại 1 triệu tấn lúa ở vùng này, có 1 triệu người ở vùng này và Nam Trung Bộ thiếu nước sạch, đó là mức độ tàn khốc. Ở chiều ngược lại, nước ta đón 5 đợt mưa lũ kéo dài kép ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. "Tổng thiệt hại về nông nghiệp năm 2016, 39 nghìn 400 tỷ đồng tương ứng gần 2 tỷ USD, con số thiệt hại vì thiên tai này tăng gần 3 lần so với thiệt hại bình quân của những năm trước, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến GDP sụt giảm" - Bộ trưởng Cường cho hay.

Theo Bộ trưởng Cường, năm 2016 cũng là năm ngành nông nghiệp được sự quan tâm chỉ đạo từ TƯ, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ việc chỉ đạo ứng phó thiên tai, thúc đẩy sản xuất phục hồi, khích lệ đầu tư vào nông nghiệp. Theo Bộ trưởng Cường năm 2016, là năm có nhiều tập đoàn lớn về kinh tế đã nghiên cứu đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Hòa Phát, Trường Hải...

Bên cạnh đó người nông dân cũng có nhiều mô hình sáng tạo trong sản xuất, từ trang trại, doanh nghiệp nhỏ. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18%, nhưng đến 9 tháng cuối năm đã tăng lên 0,65% và hết năm tăng được 1,36%. "Chúng tôi cũng thấy các đồng chí lãnh đạo của các địa phương đã tập trung quyết liệt chỉ đạo cho tái cơ cấu nông nghiệp và thu hút đầu tư, chính vì những cố gắng đó năm 2016, thiệt hại do thiên tại đã giảm thiểu đến mức thấp nhất" - Bộ trưởng Cường nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nêu rõ, năm 2017, khó khăn cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang quay trở lại, đặc biệt là ở các quốc gia nông sản Việt Nam đang xuất khẩu sang như EU, Hoa Kỳ; những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp của các quốc gia xung quanh Việt Nam cũng khiến cho sản phẩm nông nghiệp của chúng ta gặp khó khăn; vấn đề biến đổi khí hậu, năm 2016 xuất hiện hình thái rất mới của biến đổi khí hậu, với tình hình này thì công tác ứng phó sẽ gặp khó khăn; nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi... Bộ trưởng Cường đề nghị các địa phương quan tâm, lường trước khó khăn để có giải pháp quản lý tích cực, hiệu quả.

Theo Dân Việt   

NỘI DUNG KHÁC

Nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP: Tạo thuận lợi cho nông dân

29-12-2016

Áp dụng VietGAP thì cơ sở nuôi, nông dân, người tiêu dùng, cơ sở chế biến, cộng đồng xã hội được lợi gì trong nuôi trồng thủy sản? VietGAP có phải là xu thế tất yếu của nuôi trồng thủy sản bền vững?

Thư mời cung cấp dịch vụ in ấn

21-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ in ấn lịch bàn chữ A, thiệp chúc tết và phong bao lì xì tết 2017.

Tháo gỡ bằng được 4 nút thắt trong sản xuất nông nghiệp

29-12-2016

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng nay (29/12), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Phải tháo gỡ bằng được 4 nút thắt trong sản xuất nông nghiệp.

Cá tra Việt tìm thị trường mới

29-12-2016

Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,67 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ.

Bãi bỏ những chính sách ràng buộc nông nghiệp, nông thôn

26-12-2016

Sáng 26.12, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Chỉ cần giữ 3 triệu ha đất lúa

28-12-2016

Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp ngày 26.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với chủ trương giảm từ 500.000-800.000ha đất lúa, tức có thể giảm chỉ còn 3 triệu ha so với nghị quyết trước đây của Quốc hội là phải giữ 3,812 triệu ha. Theo Bộ NNPTNT, việc giảm diện tích này vẫn đảm bảo được an ninh lương thực mà không ảnh hưởng đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp.

Nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 1,36% năm 2016

28-12-2016

Sáng nay (28/12), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Chi phí để thích ứng với biến đổi khí hậu là một thách thức vô cùng lớn

28-12-2016

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại cho nhiều nền kinh tế và rất tốn kém để giải quyết, nên ngăn ngừa đang trở thành ưu tiên hàng đầu, theo nhận định của các chuyên gia. Điều này có nghĩa là thế giới cần nhiều tiền hơn để thích ứng với nhiệt độ toàn cầu tăng, trong đó khu vực tư nhân đang đóng vai trò lớn hơn trong lưu chuyển nguồn lực tài chính.

Thủ tướng nêu các hạn chế và thành công của Chính phủ năm 2016

28-12-2016

Thủ tướng nhấn mạnh đến các sai phạm trong công tác cán bộ trong đó có vụ Trịnh Xuân Thanh; xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cảm ơn nông dân, ngư dân, diêm dân

27-12-2016

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 ngày 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng,đây là năm thiên tai, nhân tai ghê gớm. Riêng thiên tai làm mất đi 1,7 tỷ USD và mất gần 1% GDP. Vượt lên tất cả, nông nghiệp vẫn đóng góp trên 32 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu, là ngành xuất siêu với trên 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững

27-12-2016

Muốn tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững thì cơ chế chính sách phải theo kịp với cuộc sống.

Nông nghiệp 2016, vượt thách thức, duy trì tăng trưởng

27-12-2016

Trong năm 2016, ba điểm sáng lớn mà ngành nông nghiệp đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao.