TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chỉ cần giữ 3 triệu ha đất lúa

Ngày đăng: 28 | 12 | 2016

Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp ngày 26.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với chủ trương giảm từ 500.000-800.000ha đất lúa, tức có thể giảm chỉ còn 3 triệu ha so với nghị quyết trước đây của Quốc hội là phải giữ 3,812 triệu ha. Theo Bộ NNPTNT, việc giảm diện tích này vẫn đảm bảo được an ninh lương thực mà không ảnh hưởng đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp.

3 triệu ha trồng lúa vẫn đủ gạo cho 30 năm tới

Cách đây không lâu, trước tình trạng nông dân một số địa phương bỏ ruộng, hoặc xin trả lại ruộng gây nhức nhối dư luận, ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra rằng, việc nông dân xin trả lại ruộng là việc cực chẳng đã, mà nguyên nhân chính là do trồng lúa cho thu nhập quá thấp, rủi ro cao. Để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa. Thực tế cũng cho thấy, mặc dù nghị quyết của Chính phủ quy hoạch giành 3,81 triệu ha đất lúa, song ở nhiều địa phương bà con đã tự chuyển đổi, bỏ trồng lúa để chuyển sang trồng rau, hoa hoặc nuôi trồng thủy sản.

Nông dân xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) trồng dưa hấu thu lợi nhuận gấp 2-3 lần so với trồng lúa.

Ông Hùng phân tích: “Việc xuất khẩu lúa gạo hiện nay đang tụt lùi, chỉ có lợi cho một bộ phận doanh nghiệp chứ nông dân không hề được hưởng lợi, Nhà nước cũng chỉ thu được ngoại tệ, còn tiền thuế không đáng kể. Do đó, chúng ta chỉ làm lúa đảm bảo đủ ăn và dự trữ chứ không đặt mục tiêu xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Việc gì có hiệu quả kinh tế thì chúng ta khuyến khích sản xuất, việc gì không có lợi cho dân thì không làm”.

Theo tính toán, để đủ ăn, chỉ cần 200 – 250kg lúa/người (bình quân hiện nay là 350 – 400kg/người), với dân số hiện nay chúng ta cần 25 triệu tấn lúa, cộng với 5 triệu tấn dự trữ đề phòng bất trắc. Như vậy, với năng suất lúa bình quân 2 – 2,5 tạ/sào, mỗi năm bà con chỉ cần gieo trồng 2,5 triệu ha lúa 2 vụ.

Bên lề hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp năm 2016 tổ chức ngày 26.12, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong định hướng tái cơ cấu nông nghiệp sắp tới, một nội dung quan trọng mà Bộ NNPTNT sẽ tập trung đề xuất là chỉ cần giữ lại diện tích đất chuyên để sản xuất lúa là 3 triệu ha, thay vì 3,812 triệu ha như nghị quyết của Chính phủ.

“Theo tính toán của chúng tôi, với diện tích trên, Việt Nam vẫn đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực trong vòng 30 năm tới cho 100 triệu người dân. Lý do là hiện khẩu phần ăn của người dân đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng sử dụng ít lúa gạo. Hơn nữa, trên thị trường thế giới cũng có sự thay đổi, với sự gia tăng nguồn cung lúa gạo, trong khi nhu cầu lại giảm. Hiện tổng lượng gạo tiêu thụ hàng năm trên thế giới là 35 triệu tấn, nếu trước đây chỉ có Việt Nam và Thái Lan tham gia thị trường xuất khẩu gạo, thì hiện đã có thêm nhiều nước xuất khẩu gạo, chưa kể các nước nhập khẩu gạo cũng đang tiến tới việc tự chủ động cung cấp gạo cho nước họ” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Chủ trương đã có, chuyển đổi thế nào?

Trong bài viết gửi Báo Nông Thôn Ngày Nay mới đây, GS Nguyễn Lân Dũng cũng nêu ý kiến không nên buộc nông dân trồng lúa quá nhiều bởi cần thay đổi tư duy, vì nước nhập khẩu gạo sẽ không cần trồng lúa mà họ yên tâm làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa. “Chúng ta biết rằng với 7,753 triệu ha trồng lúa hiện nay (2 vụ/năm), Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và nếu giữ được sản lượng 7,72 triệu tấn lúa thì ta vẫn đứng thứ nhì so với các nước trồng lúa nước trên thế giới” – GS Nguyễn Lân Dũng cho hay.

Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, năm vừa qua xuất khẩu gạo nước ta có nhiều biến động, theo đó lúa gạo từ chỗ xuất khẩu được 2,4 tỷ USD năm 2015 đã giảm chỉ còn 1,9 tỷ USD, ngược lại rau quả lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 1,9 tỷ USD lên 2,4 tỷ USD (tức tăng tới 31,2%).

“Trước thực tế trên, Chính phủ đã đồng ý cho phép chuyển đổi từ 600.000-800.000ha trồng lúa sang trồng các cây khác, nhưng vẫn đảm bảo giữ đúng mục đích sử dụng là đất nông nghiệp. Đây chính là vấn đề trọng tâm của ngành nông nghiệp cần phải tập trung tái cơ cấu trong thời gian tới” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Câu hỏi đặt ra với nhiều địa phương hiện nay là chuyển đổi như thế nào? Về vấn đề này, ông Hồ Xuân Hùng cho rằng, trong 10 năm tới, mỗi năm chuyển khoảng 150.000 - 200.000ha đất lúa sang trồng cây khác, và phải đảm bảo 3 điều kiện: Trồng loại cây cho thu nhập nhiều hơn lúa, điều này đòi hỏi phải thực hiện thí điểm, đánh giá cụ thể; hai là phải chọn loại cây phù hợp với đất đai, khí hậu của nơi đó; ba là phải có thị trường.

“Tôi cho rằng, trước hết nên chuyển sang cây ngô, bởi đây là loại cây lương thực giàu dinh dưỡng, có thể trồng để làm thức ăn chăn nuôi, có thể trồng ngô rau (ngô bao tử), ngô ăn tươi... Hiện, 1ha ngô lấy hạt cho năng suất 7-8 tấn/vụ, chỉ cần trồng 1 vụ ngô thu nhập đã bằng 2 vụ lúa. Thị trường thế giới thì lúc nào cũng thiếu ngô nên chúng ta không có gì phải lo ngại” – ông Hùng nói. /.

“Bên cạnh việc chuyển đổi một phần đất lúa sang cây trồng khác, chính sách đất đai hiện nay cần phải được hoàn thiện thêm một bước nữa theo hướng nới rộng quy định về hạn điền. Tích tụ ruộng đất phải được xem là một hành động hợp quy và hợp pháp. Hiện nay đã có chủ trương điều chỉnh theo hướng này và hy vọng sớm được thực hiện”. - GS Nguyễn Lân Dũng

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 1,36% năm 2016

28-12-2016

Sáng nay (28/12), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Chi phí để thích ứng với biến đổi khí hậu là một thách thức vô cùng lớn

28-12-2016

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại cho nhiều nền kinh tế và rất tốn kém để giải quyết, nên ngăn ngừa đang trở thành ưu tiên hàng đầu, theo nhận định của các chuyên gia. Điều này có nghĩa là thế giới cần nhiều tiền hơn để thích ứng với nhiệt độ toàn cầu tăng, trong đó khu vực tư nhân đang đóng vai trò lớn hơn trong lưu chuyển nguồn lực tài chính.

Thủ tướng nêu các hạn chế và thành công của Chính phủ năm 2016

28-12-2016

Thủ tướng nhấn mạnh đến các sai phạm trong công tác cán bộ trong đó có vụ Trịnh Xuân Thanh; xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cảm ơn nông dân, ngư dân, diêm dân

27-12-2016

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 ngày 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng,đây là năm thiên tai, nhân tai ghê gớm. Riêng thiên tai làm mất đi 1,7 tỷ USD và mất gần 1% GDP. Vượt lên tất cả, nông nghiệp vẫn đóng góp trên 32 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu, là ngành xuất siêu với trên 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững

27-12-2016

Muốn tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững thì cơ chế chính sách phải theo kịp với cuộc sống.

Nông nghiệp 2016, vượt thách thức, duy trì tăng trưởng

27-12-2016

Trong năm 2016, ba điểm sáng lớn mà ngành nông nghiệp đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao.

Nông nghiệp 2016 tăng trưởng ngoạn mục

24-12-2016

Ngày 23.12, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2016. Theo đánh giá, năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hiện tượng hạn hán 6 tháng đầu năm, dẫn tới tăng trưởng âm, song trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng ngoạn mục đạt 1,2%; tổng kim ngạch toàn ngành nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên cán mốc trên 32 tỷ USD.

Thủ tướng: Phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển

26-12-2016

Sáng 26/12, tại Hà Nội, dự Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền khai kế hoạch 2017 của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách vô lý”.

Đối thoại thắng thắn cùng bộ trưởng

26-12-2016

Tại Hà Nội, ngành NN-PTNT tổ chức tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ 2017. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

18-10-2016

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2015-2016 và phương hướng niên vụ cà phê 2016-2017

17-12-2016

Do tác động của El-Nino, sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ mới 2016-2017 dự báo sẽ sụt giảm 20-25% so với vụ trước, chỉ khoảng 1,3 triệu tấn.

Động lực từ miễn thuế đất nông nghiệp

14-11-2016

LTS: Thời gian miễn giảm tiền thuế đất nông nghiệp còn rất ngắn, chính vì vậy Quốc hội đang thảo luận là có tiếp tục miễn giảm nữa hay không. Nhưng rõ ràng, việc kéo dài thời gian miễn giảm tiền thuế đất có thể xem là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.