TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững

Ngày đăng: 27 | 12 | 2016

Muốn tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững thì cơ chế chính sách phải theo kịp với cuộc sống.

Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế” được đánh giá là rất sát với thực tiễn cuộc sống, nhất là giai đoạn đất nước đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, để thực hiện được Nghị quyết này, theo nhiều chuyên gia và giới doanh nghiệp, cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt là cơ chế, chính sách phải theo kịp sự phát triển của cuộc sống.

Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển bền vững

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, trong 2 năm 2015-2016, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc chỉ đạo, thực hiện và đề ra các chủ trương, chính sách lớn hỗ trợ doanh nghiệp.

Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 nhằm nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp, cùng với đó là ban hành nhiều bộ luật, nhất là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, để đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vấn đề ở đây không chỉ là vốn liếng, thị trường, đổi mới công nghệ, cung cấp thông tin kinh tế,… mà chính là cơ chế chính sách cởi mở, thông thoáng, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Sức ì của việc chậm đổi mới cơ chế chính sách của bộ máy làm chính sách đã gây rào cản lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Bé, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh khai thác kinh doanh Khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung, cho rằng: Điều doanh nghiệp cần nhất là một hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách thông thoáng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Doanh nhân, doanh nghiệp còn vướng mắc, còn bị những vấn đề bất cập bởi những nghị định, thông tư chưa phù hợp với thực tiễn.

Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, muốn tồn tại và phát triển, đất nước phải hội nhập thế giới. Doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc. Muốn đất nước phát triển đi đôi với tăng trưởng và phát triển bền vững thì phải đảm bảo 3 yếu tố: đó là cơ chế chính sách phải thông thoáng và ổn định, phải có người quản lý điều hành giỏi, và phải có nguồn vốn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng ý với quan điểm các doanh nghiệp, đó là: để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thì phải có sự đảm bảo về năng lực vận hành của các doanh nghiệp và bộ máy quản lý Nhà nước về chính sách.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng:  Chúng ta phải chuẩn bị đủ năng lực, không chỉ năng lực của doanh nghiệp mà còn cả năng lực của bộ máy hành chính.

Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đây là nhiệm vụ được Hội Nghị Trung Ương 4 (Khóa XII) xác định là cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay.

Chủ trương, chính sách đã có, vấn đề còn lại là thực thi như thế nào và cần có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ hiệu quả của thực thi chính sách sẽ góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững./.

Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế” được đánh giá là rất sát với thực tiễn cuộc sống, nhất là giai đoạn đất nước đang trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, để thực hiện được Nghị quyết này, theo nhiều chuyên gia và giới doanh nghiệp, cần có sự nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt là cơ chế, chính sách phải theo kịp sự phát triển của cuộc sống.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, trong 2 năm 2015-2016, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc chỉ đạo, thực hiện và đề ra các chủ trương, chính sách lớn hỗ trợ doanh nghiệp.

Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 nhằm nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư của doanh nghiệp, cùng với đó là ban hành nhiều bộ luật, nhất là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, để đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vấn đề ở đây không chỉ là vốn liếng, thị trường, đổi mới công nghệ, cung cấp thông tin kinh tế,… mà chính là cơ chế chính sách cởi mở, thông thoáng, phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Sức ì của việc chậm đổi mới cơ chế chính sách của bộ máy làm chính sách đã gây rào cản lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Bé, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh khai thác kinh doanh Khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung, cho rằng: Điều doanh nghiệp cần nhất là một hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách thông thoáng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Doanh nhân, doanh nghiệp còn vướng mắc, còn bị những vấn đề bất cập bởi những nghị định, thông tư chưa phù hợp với thực tiễn.

Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, muốn tồn tại và phát triển, đất nước phải hội nhập thế giới. Doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc. Muốn đất nước phát triển đi đôi với tăng trưởng và phát triển bền vững thì phải đảm bảo 3 yếu tố: đó là cơ chế chính sách phải thông thoáng và ổn định, phải có người quản lý điều hành giỏi, và phải có nguồn vốn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng ý với quan điểm các doanh nghiệp, đó là: để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế thì phải có sự đảm bảo về năng lực vận hành của các doanh nghiệp và bộ máy quản lý Nhà nước về chính sách.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng:  Chúng ta phải chuẩn bị đủ năng lực, không chỉ năng lực của doanh nghiệp mà còn cả năng lực của bộ máy hành chính.

Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đây là nhiệm vụ được Hội Nghị Trung Ương 4 (Khóa XII) xác định là cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay.

Chủ trương, chính sách đã có, vấn đề còn lại là thực thi như thế nào và cần có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Từ hiệu quả của thực thi chính sách sẽ góp phần đưa nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp 2016, vượt thách thức, duy trì tăng trưởng

27-12-2016

Trong năm 2016, ba điểm sáng lớn mà ngành nông nghiệp đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao.

Nông nghiệp 2016 tăng trưởng ngoạn mục

24-12-2016

Ngày 23.12, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2016. Theo đánh giá, năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hiện tượng hạn hán 6 tháng đầu năm, dẫn tới tăng trưởng âm, song trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng ngoạn mục đạt 1,2%; tổng kim ngạch toàn ngành nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên cán mốc trên 32 tỷ USD.

Thủ tướng: Phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển

26-12-2016

Sáng 26/12, tại Hà Nội, dự Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền khai kế hoạch 2017 của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách vô lý”.

Đối thoại thắng thắn cùng bộ trưởng

26-12-2016

Tại Hà Nội, ngành NN-PTNT tổ chức tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ 2017. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

18-10-2016

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2015-2016 và phương hướng niên vụ cà phê 2016-2017

17-12-2016

Do tác động của El-Nino, sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ mới 2016-2017 dự báo sẽ sụt giảm 20-25% so với vụ trước, chỉ khoảng 1,3 triệu tấn.

Động lực từ miễn thuế đất nông nghiệp

14-11-2016

LTS: Thời gian miễn giảm tiền thuế đất nông nghiệp còn rất ngắn, chính vì vậy Quốc hội đang thảo luận là có tiếp tục miễn giảm nữa hay không. Nhưng rõ ràng, việc kéo dài thời gian miễn giảm tiền thuế đất có thể xem là một trong những động lực để thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Chính thức có gói tín dụng 50 - 60.000 tỷ cho nông nghiệp

20-12-2016

“Chính phủ quyết định dành một gói tín dụng lên tới 50 - 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất”. Sẽ có nhiều ngân hàng thương mại cùng được tham gia giải ngân gói tín dụng nông nghiệp có quy mô khá lớn này...

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xu hướng tất yếu

29-11-2016

Gần đây, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng cùng GS Võ Tòng Xuân sang Campuchia để học tập kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của nước này. Sự việc có vẻ lạ, gây bất ngờ cho nhiều người.

Ai cũng nói tái cấu trúc nhưng làm không hề đơn giản

17-12-2016

Khái niệm tái cấu trúc đến nay có lẽ đã trở thành câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo DNNN, nhưng thực sự tái cấu trúc như thế nào không hề đơn giản và nhiều nơi không biết bắt đầu từ đâu.

1.200 tỷ đồng làm chuỗi thực phẩm an toàn

19-12-2016

Một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài vừa bắt tay nhau để cùng thực hiện chuỗi thực phẩm sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi: Tiếng nói người trong cuộc

19-12-2016

Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững, tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vốn tín dụng,… là những kiến nghị của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.