TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chính thức có gói tín dụng 50 - 60.000 tỷ cho nông nghiệp

Ngày đăng: 20 | 12 | 2016

“Chính phủ quyết định dành một gói tín dụng lên tới 50 - 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất”. Sẽ có nhiều ngân hàng thương mại cùng được tham gia giải ngân gói tín dụng nông nghiệp có quy mô khá lớn này...

Thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Gói tín dụng 50 - 60 nghìn tỷ

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tới đây cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ ra quyết liệt trên toàn cầu, riêng Việt Nam chúng ta có 3 thế mạnh rất quan trọng: Đó là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao; công nghệ thông tin và du lịch.

Hoan nghênh ý tưởng của Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA Việt Nam trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng nói rằng, Việt Nam có đầy đủ điều kiện, khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng, có khả năng cạnh tranh quốc tế; nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đứng trong nhóm các quốc gia nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Việt Nam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thế quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Căn cứ một số đề nghị của DAA, Thủ tướng nêu rõ thông điệp: Không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Thay vào đó, cần phải bảo đảm rằng mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào, tính chất như thế nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. 

Đặc biệt, về đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến hỗ trợ tín dụng, Thủ tướng quyết ngay: Phải có một gói tín dụng 50 - 60 nghìn tỷ đồng để phục vụ công việc này với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất, nhưng không chỉ cho một ngân hàng thương mại làm việc này mà cho nhiều ngân hàng thương mại cùng tham gia. Bởi nguyên tắc quan trọng của kinh tế thị trường là cạnh tranh, từ đó, mới nâng cao chất lượng tín dụng, chống tiêu cực, chi phí không chính thức.

Do Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, là thành viên WTO, Thủ tướng đồng ý với ý kiến các doanh nghiệp là Việt Nam cần có hàng rào kỹ thuật đúng quy định và các cam kết hội nhập để bảo vệ nông sản trong nước. Thủ tướng cũng nhất trí với các ý kiến là cần thiết phải sửa điều 193 Luật Đất đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. “Phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường”, Thủ tướng nói

Lập ngân hàng về quỹ đất

Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang thí điểm thành lập ngân hàng về quỹ đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.

 Cùng với tín dụng, cần thành lập phát triển một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp. 

Thủ tướng cũng nhấn mạnh chủ trương tăng cường liên kết giữa 4 nhà, trong đó liên kết giữa nhà nông và nhà đầu tư là nòng cốt, đặc biệt là xây dựng cho được chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. 

Thủ tướng đề nghị nông nghiệp công nghệ cao trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nền nông nghiệp không chỉ ứng dụng công nghệ cứng, tức là thiết bị, máy móc mà phải biết tranh thủ công nghệ mềm là công nghệ thông tin, mạng xã hội, các phương thức kết nối phi truyền thống…

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao theo hướng mở, hiệu quả bền vững; nghiên cứu, có chính sách ưu đãi cho các khu nông nghiệp công nghệ cao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ ruộng đất, có chính sách cho nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cả trong nước và quốc tế, thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chất lượng cao có giá trị. Nghiên cứu các loại nhà kính, một số công cụ sản xuất phục vụ nông nghiệp công nghệ cao để phát triển ngành cơ khí, khoa học công nghệ trong nước, đồng thời giảm giá thành đầu tư trong nông nghiệp. 

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành cơ chế đầu tư tín dụng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhất là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, hình thành quỹ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Một số bộ ngành khác cùng các địa phương cũng được yêu cầu phải đồng hành cùng dự án, kiên quyết xóa bỏ các rào cản về thủ tục hành chính để nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai phải thực sự lớn mạnh, có vị thế trên toàn cầu.

Theo VnEconomy

 

NỘI DUNG KHÁC

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xu hướng tất yếu

29-11-2016

Gần đây, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng cùng GS Võ Tòng Xuân sang Campuchia để học tập kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của nước này. Sự việc có vẻ lạ, gây bất ngờ cho nhiều người.

Ai cũng nói tái cấu trúc nhưng làm không hề đơn giản

17-12-2016

Khái niệm tái cấu trúc đến nay có lẽ đã trở thành câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo DNNN, nhưng thực sự tái cấu trúc như thế nào không hề đơn giản và nhiều nơi không biết bắt đầu từ đâu.

1.200 tỷ đồng làm chuỗi thực phẩm an toàn

19-12-2016

Một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài vừa bắt tay nhau để cùng thực hiện chuỗi thực phẩm sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi: Tiếng nói người trong cuộc

19-12-2016

Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu một cách bền vững, tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vốn tín dụng,… là những kiến nghị của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thủ tướng: Phấn đấu sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về sản phẩm nông nghiệp

19-12-2016

Chiều 18/12, tại TPHCM, dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dành gói tín dụng khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.

Tái cơ cấu nông nghiệp: “Đòn bẩy” xóa hạn điền

14-12-2016

Quan niệm “tích tụ ruộng đất” một thời gian dài bị lên án, xếp xó… trong khi một hình thức khác đã hình thành, mang tính chất tinh vi hơn, thủ đoạn hơn và nhiều khi được hợp pháp hóa là “chiếm hữu đất đai”.

Tư duy mới cho lợi thế cũ

17-12-2016

Năm 2016 có gần 1.500 DN đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiện mới chiếm từ 1% – 2% tổng số DN của cả nước. Vì vậy cần cơ chế khuyến khích thúc đẩy xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam với trụ cột là các DN.

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo

10-11-2016

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo "Đối thoại Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xúc tiến đầu tư trong nông nghiệp nông thôn và tái cơ cấu ngành nông nghiệp".

Xóa bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 108 thủ tục

13-12-2016

Bộ Công Thương đã chính thức công bố việc bãi bỏ 15 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 108 thủ tục phức tạp khác theo yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà Chính phủ ưu tiên hàng đầu.

Nhà nước sẽ rót “tiền tươi” vào nhiều dự án PPP nông nghiệp

16-12-2016

Trước đây, hợp tác giữa khu vực công và tư trong nông nghiệp chỉ mang tính tự phát. Trong thời gian ngắn tới, khi khuôn khổ pháp lý đã đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ chia sẻ lợi nhuận, rủi ro cùng với doanh nghiệp thông qua việc đóng góp khoảng 30% vốn vào sáu dự án thí điểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, TBKTSG đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD).

Để phát huy lợi thế của sản phẩm cá tra Việt Nam: Cần hợp tác chặt chẽ

16-12-2016

Trong năm nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của thị trường, biến đổi khí hậu, nhưng sản phẩm cá tra - lợi thế của Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng khi đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 ước đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng trên 6,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tại “Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra 2016 và giải pháp để phát triển bền vững”, những hạn chế, bất cập của ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra đã được chỉ ra, cho thấy: cá tra sẽ vẫn là vật nuôi đầy may rủi, bấp bênh.

Cơ chế một cửa Quốc gia: mới có 36/280 thủ tục được kết nối

16-12-2016

280 thủ tục kết nối cơ chế một cửa quốc gia mới chỉ “kết nối được 36 thủ tục (chiếm 13% kế hoạch. Trong 2 năm tới, phải hoàn thiện được 244 thủ tục (67% kế hoạch) là tham vọng khó đạt. Nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “… vẫn phải làm”.