TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bãi bỏ những chính sách ràng buộc nông nghiệp, nông thôn

Ngày đăng: 26 | 12 | 2016

Sáng 26.12, Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ cho biết đã đọc rất kỹ báo cáo của Bộ NNPTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trình bày, qua đó cho thấy ngành nông nghiệp đang còn rất nhiều công việc ngổn ngang. Một là tỷ lệ người dân sống ở nông thôn vẫn còn quá lớn, chiếm tới 60% dân số, đặc biệt là 40% lao động ở nông thôn vẫn làm nông nghiệp.

Hai là năm nay thiên tai, nhân tai xảy ra quá nặng nề, làm mất đi 1,7 tỷ USD, gần 1% GDP của nước ta. Có thể nói, chưa bao giờ thiên tai ảnh hưởng dồn dập đến như vậy.

Trong bối cảnh khó khăn, nông nghiệp vẫn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp chủ lực cho đời sống người dân. Đặc biệt nông nghiệp đã mang về kim ngạch 32,1 tỷ USD cho đất nước, trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Một là hạn điền đang kìm hãm phát triển sản xuất; việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế; tình trạng ATTP còn nhiều bất cập; vật tư đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu… đôi lúc chưa được quản lý tốt…

Quá trình sắp xếp lại nông lâm trường còn nhiều bất cập, đất đai bị lãng phí, nạn phá rừng đang xảy ra ở nhiều địa phương, đe doạ sự phát triển của đất nước. “Đáng nói là ở đâu cũng có thanh tra, nhưng đội ngũ này làm việc chưa hiệu quả. Tôi đã nói đóng cửa rừng ở Tây Nguyên và nhiều vùng khác.  Chỉ trong 10 năm mà Tây Nguyên mất hơn 300.000ha rừng, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá, hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Do đó chúng ta cần tiếp tục mở đợt tấn công liên tục vào những kẻ phá hoại rừng” – Thủ tướng cho hay.

Riêng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, Thủ tướng cho biết ai muốn làm cũng đều ủng hộ, đồng thời chỉ đạo các địa phương, bộ ngành không được gây khó khăn. Không được để tư tưởng bao cấp làm kìm hãm sự phát triển của thị trường.

Theo Thủ tướng, chúng ta đã quy hoạch hơn 3,8 triệu ha đất nông nghiệp để trồng lúa, nhưng một số nơi vẫn để dư thừa đất do trồng lúa không hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là có cần giữ 3,8 triệu ha đất lúa hay không? Với vị trí một quốc gia “tam sơn, tứ hải, nhất hạn điền”, cần có chiến lược sử dụng đất đai sao cho hợp lý, hiệu quả.

Hiện nay, dư địa tăng trưởng ngành nông nghiệp còn lớn, câu hỏi là làm gì để phát huy tiềm năng đó? Theo Thủ tướng, trước mắt cần khắc phục sớm những thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung hiện nay, đó là tổ chức một vụ đông xuân đặc biệt, đồng thời lo Tết cho dân vùng thiên tai, tuyệt đối không để bà con bị đứt bữa.

Về các giải pháp cụ thể cho ngành nông nghiệp trong năm 2017 và giai đoạn tới, Thủ tướng lưu ý một số vấn đề chính.

Thứ nhất, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu chứ không chạy theo số lượng. Cần thành lập đội ngũ đặc nhiệm đặc biệt để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, vừa phải nghiên cứu xu hướng phát triển của thời đại.

Thứ hai, tiếp tục tổ chức các hình thức tổ chức sản xuất đặc biệt, trong đó có các HTX nông nghiệp và gắn với nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ ba, phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, ưu tiên những sản phẩm là lợi thế của địa phương, đặc sản của vùng, miền.

Thứ năm, đầu tư hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách về vấn đề đất đai, sử dụng đất lúa…

“Những chính sách nào ràng buộc nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng sẽ kiến nghị bãi bỏ. Nhất là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ càng phải bãi bỏ sớm, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, T.Ư đề nghị T.Ư xem xét, nghiên cứu giải pháp cởi trói. Chúng ta bãi bỏ những quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp để vì dân, vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Thể chế, chính sách do chúng ta xây dựng, đừng để chúng ta lại phải chạy theo những cơ chế, quy định lạc hậu” – Thủ tướng lưu ý.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Chỉ cần giữ 3 triệu ha đất lúa

28-12-2016

Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp ngày 26.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với chủ trương giảm từ 500.000-800.000ha đất lúa, tức có thể giảm chỉ còn 3 triệu ha so với nghị quyết trước đây của Quốc hội là phải giữ 3,812 triệu ha. Theo Bộ NNPTNT, việc giảm diện tích này vẫn đảm bảo được an ninh lương thực mà không ảnh hưởng đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp.

Nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 1,36% năm 2016

28-12-2016

Sáng nay (28/12), Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

Chi phí để thích ứng với biến đổi khí hậu là một thách thức vô cùng lớn

28-12-2016

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại cho nhiều nền kinh tế và rất tốn kém để giải quyết, nên ngăn ngừa đang trở thành ưu tiên hàng đầu, theo nhận định của các chuyên gia. Điều này có nghĩa là thế giới cần nhiều tiền hơn để thích ứng với nhiệt độ toàn cầu tăng, trong đó khu vực tư nhân đang đóng vai trò lớn hơn trong lưu chuyển nguồn lực tài chính.

Thủ tướng nêu các hạn chế và thành công của Chính phủ năm 2016

28-12-2016

Thủ tướng nhấn mạnh đến các sai phạm trong công tác cán bộ trong đó có vụ Trịnh Xuân Thanh; xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cảm ơn nông dân, ngư dân, diêm dân

27-12-2016

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 ngày 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng,đây là năm thiên tai, nhân tai ghê gớm. Riêng thiên tai làm mất đi 1,7 tỷ USD và mất gần 1% GDP. Vượt lên tất cả, nông nghiệp vẫn đóng góp trên 32 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu, là ngành xuất siêu với trên 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Giải pháp cho tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững

27-12-2016

Muốn tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững thì cơ chế chính sách phải theo kịp với cuộc sống.

Nông nghiệp 2016, vượt thách thức, duy trì tăng trưởng

27-12-2016

Trong năm 2016, ba điểm sáng lớn mà ngành nông nghiệp đạt được là: Tăng trưởng được phục hồi sau 6 tháng tăng trưởng âm; xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 32,1 tỷ USD, tăng hơn 6% so với 2015; vấn đề an toàn thực phẩm có sự chuyển biến căn bản, rõ nét, được cả hệ thống chính trị, xã hội đánh giá cao.

Nông nghiệp 2016 tăng trưởng ngoạn mục

24-12-2016

Ngày 23.12, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2016. Theo đánh giá, năm nay mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hiện tượng hạn hán 6 tháng đầu năm, dẫn tới tăng trưởng âm, song trong 6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng ngoạn mục đạt 1,2%; tổng kim ngạch toàn ngành nông, lâm, thủy sản lần đầu tiên cán mốc trên 32 tỷ USD.

Thủ tướng: Phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển

26-12-2016

Sáng 26/12, tại Hà Nội, dự Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2016 và triền khai kế hoạch 2017 của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phải bãi bỏ ngay những quy định, thể chế ràng buộc sự phát triển, “đừng để các thể chế đó bắt chúng ta phải chạy theo, phải sợ một cách vô lý”.

Đối thoại thắng thắn cùng bộ trưởng

26-12-2016

Tại Hà Nội, ngành NN-PTNT tổ chức tổng kết công tác năm 2016, triển khai nhiệm vụ 2017. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự, chỉ đạo hội nghị.

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

18-10-2016

Tham gia chào giá cạnh tranh in và gia công lịch 2017

Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2015-2016 và phương hướng niên vụ cà phê 2016-2017

17-12-2016

Do tác động của El-Nino, sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ mới 2016-2017 dự báo sẽ sụt giảm 20-25% so với vụ trước, chỉ khoảng 1,3 triệu tấn.