HỘI THẢO

Hội thảo Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020

Ngày đăng: 23 | 08 | 2016

Sáng 23/8/2016, Văn phòng điều phối NTM trung ương phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) tổ chức hội thảo: "Lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020".

Hội thảo có sự tham gia của nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam Hồ Xuân Hùng, lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM 17 tỉnh, đại diện một số cơ quan, tổ chức như IPSARD, FAO, DWC, VNUA, Trường Cán bộ quản lý NN&PTNT 1 và 2… Ông Nguyễn Minh Tiến – Chánh văn phòng điều phối NTM trung ương, chủ trì hội thảo.

Khung chương trình đào tạo được xây dựng bởi nhóm tư vấn gồm TS. Nguyễn Hữu Khánh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), TS. Hồ Ngọc Ninh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), và ThS. Nguyễn Ngọc Luân (Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT) thực hiện.

Tại hội thảo, ThS. Nguyễn Ngọc Luân thay mặt nhóm tư vấn trình bày báo cáo kết quả "Đánh giá nhu cầu đào tạo và đề xuất chương trình khung đào tạo cán bộ NTM giai đoạn 2016 – 2020".

ThS. Nguyễn Ngọc Luân (PGĐ Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp - CAP) trình bày đề xuất chương trình khung đào tạo

Theo báo cáo, do những hạn chế trong công tác đào tạo của giai đoạn 2015 (giáo trình, giáo viên, nội dung, chất lượng, đối tượng giảng dạy, công tác tổ chức, kinh phí…) và những yêu cầu mới của Chương trình MTQG xây dựng NTM theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, rất cần thiết phải rà soát, đánh giá lại thực trạng công tác đào tạo và nhu cầu đào tạo nhằm xây dựng một Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NTM các cấp giai đoạn 2016-2020 phù hợp với những yêu cầu mới, xây dựng được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Thông qua rà soát báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, báo cáo của Bộ NN&PTNT, kết quả khảo sát trực tiếp tại 7 tỉnh, xử lý số liệu từ 416 phiếu phỏng vấn, tìm hiểu kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (KOICA, FAO, UNDP, OXFAM, PLAN) và tham vấn ý kiến chuyên gia, nhóm tư vấn tổng kết một số yêu cầu đối với công tác đào tạo cho giai đoạn 2016 – 2020, tập trung vào: (i) Đối tượng đào tạo; (ii) Nội dung đào tạo; (iii) Chia nhóm nội dung đào tạo; (iv) Phương thức tổ chức đào tạo.

Căn cứ kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo, nhóm tư vấn đã đề xuất một Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình khung chia thành 04 nhóm chính: (i) Nhóm 1: Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng NTM; (ii) Nhóm 2: Nâng cao nhận thức về một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng NTM; (iii) Nhóm 3: Kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong xây dựng NTM; (iv) Kỹ năng phát triển cộng đồng. Tổng cộng có 20 chuyên đề cụ thể được đề xuất nằm trong 4 nhóm nội dung đào tạo (nhóm 1 và nhóm 2 về nâng cao kiến thức, nhận thức dành cho mọi đối tượng, nhóm 3 dành cho cán bộ chuyên trách theo nhiệm vụ được giao, nhóm 4 dành cho cán bộ thôn, bản).

Các ý kiến tham gia hội thảo cơ bản đều nhất trí với Chương trình khung đã đề xuất, bởi chương trình này đã cụ thể hóa các nhóm nội dung đào tạo gắn với nhóm đối tượng đào tạo, khắc phục được hạn chế của chương trình đào tạo trước đây. Nhiều đại biểu có góp ý cụ thể về tên các chuyên đề, sắp xếp lại vị trí và bổ sung thêm một số chuyên đề quan trọng khác.

Sau hội thảo, nhóm tư vấn sẽ tổng kết các ý kiến góp ý để hoàn thiện chương trình khung đào tạo trình Văn phòng điều phối NTM trung ương, tiếp đó sẽ lấy ý kiến các chuyên gia và địa phương một lần nữa trước khi trình Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chính thức ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020.

CAP

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo "Nông nghiệp an toàn - Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp

8-7-2016

Hội thảo "Nông nghiệp an toàn - Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp

Phát triển NNCNC - giải pháp chống hạn hiệu quả

28-3-2016

Lâm Đồng đã áp dụng nhiều biện pháp cấp bách, đặc biệt là việc phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng.

Hải Phòng: Bỏ hoang hơn 250ha ruộng

13-8-2013

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Bí quyết xây dựng NTM của Mỹ Thịnh: Thành lập tổ dịch vụ nông nghiệp

13-8-2013

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT), thành lập tổ dịch vụ, đẩy mạnh dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho người dân..., đó là cách xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Mỹ Thịnh (Mỹ Lộc, Nam Định).

“Lấy dân làm gốc”, Dương Huy thành công

14-6-2013

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cán bộ và đại diện các hộ dân tham gia vào bản dự thảo đồ án quy hoạch phát triển một cách dân chủ, công khai là bí quyết giúp Dương Huy (TP. Cẩm Phả - Quảng Ninh) gặt hái được nhiều thành công trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Hòa Bình: Đồng lòng, hợp sức XDNTM

14-6-2013

Là xã miền núi với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao nên trong quá trình triển khai XDNTM, Hòa Bình (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ nhân dân đồng lòng, hợp sức, phong trào XDNTM ở Hòa Bình đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

XDNTM ở Lương Sơn: Khó nhiều mặt

14-6-2013

Tuy giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, nhưng với đặc thù là huyện miền núi nên trong quá trình triển khai XDNTM, một số xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi thực hiện một số tiêu chí.

Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng: Mục tiêu chính ở Vĩnh Thành

14-6-2013

Là một trong những xã điểm XDNTM của huyện Châu Thành (An Giang), ngay từ khi bắt tay vào triển khai, Ban chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh Thành đã xác định đây là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, vì thế xã đã nhanh chóng thành lập Ban quản lý XDNTM do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Phó chủ tịch UBND xã làm phó ban, thành viên là các trưởng ban, ngành đoàn thể, nông dân tiêu biểu, có uy tín trong xã.

Xây dựng liên minh sản xuất là cơ sở để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững

14-6-2013

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều chương trình, dự án sản xuất an toàn để từng bước nâng cao chất lượng các loại nông sản. Đến nay, Bình Thuận là địa phương có diện tích cây ăn trái sản xuất theo quy trình VietGAP lớn nhất nước. Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Cảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận cho biết:

Thu hút hội viên bằng hoạt động thiết thực

7-5-2013

Ngày 7 và 8.5, Hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2013-2018 với khẩu hiệu “Đoàn kết - đổi mới - chủ động - hội nhập - phát triển bền vững”.

Đánh giá kết quả Chương trình 02-CTr/TU quý I/2013: Còn nhiều bất cập

7-5-2013

Triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, XDNTM, từng bước nâng cao đời sống người dân, nhiều huyện, thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng, thực hiện chương trình, xác định nội dung trọng tâm đột phá và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nảy sinh một số bất cập, hạn chế từ cơ chế chính sách đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân...

Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ở Hà Nội: Nhiều nội dung chậm vào thực tiễn

7-5-2013

Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội quy định về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016 chính thức triển khai từ tháng 7/2012, nhưng sau gần một năm thực hiện, nhiều nội dung trong Quyết định vẫn chưa đi vào thực tiễn.