TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu – có phải là “điều kỳ diệu”?

Ngày đăng: 21 | 11 | 2015

Bức tranh nông nghiệp không hẳn là màu hồng như khi ta nhìn vào con số xuất siêu của ngành.

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Nông nghiệp thời TPP, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn trích dẫn nghiên cứu của OECD năm 2015 - cho biết tỷ trọng hỗ trợ nông dân của Nhà nước trong tổng thu của người sản xuất giai đoạn 2011 – 2013 tại một số nước rất cao.

Theo số liệu được công bố, tỷ lệ này ở Na-uy cao nhất, trên 55%. Các quốc gia có tỷ lệ đạt từ mức 45 - 55% bao gồm Ai-len, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Nhật Bản.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Một điều đáng tiếc, tỷ lệ này ở Việt Nam đang thuộc nhóm thấp, chỉ ở mức xung quanh 7%. Có nghĩa là trong khi nông dân các quốc gia phát triển nhận được sự hỗ trợ đáng kể, thì 10 triệu nông dân Việt Nam đang phải ra sức chiến đấu với thị trường.

Thế nhưng, một nghịch lý xảy ra là nông nghiệp hiện đang là ngành duy nhất xuất siêu ở nước ta.

Liên quan đến hội nhập TPP, số liệu cho thấy tỷ lệ xuất khẩu vào các nước TPP/Tổng xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 40%. Trong khi đó, tỷ lệ nhập khẩu từ các nước TPP/Tổng nhập khẩu (kể cả nông lâm thủy sản, máy móc) ở mức 25%.

Với nông nghiệp, chúng ta vẫn xuất siêu - ông Tuấn khẳng định.

Vậy, điều gì đã làm nên “điều kỳ diệu” này?

Bức tranh nông nghiệp không hẳn là màu hồng như khi ta nhìn vào con số xuất siêu của ngành.

Theo xếp hạng của FAOSTAT (Thống kê của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc), xét về số lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu, một số mặt hàng chúng ta ở top dẫn đầu thế giới, xếp hạng 1 - 5. Nhưng xét về giá bán, Việt Nam từ thứ 5 trở xuống. Lý do giá bán của nông sản nước ta thấp là do cạnh tranh về giá, hoặc thiếu chế biến, thiếu thương hiệu.

Sự suy giảm về nông nghiệp đi kèm với suy giảm lượng đầu tư/ha đất nông nghiệp. Đất chúng ta đã tận dụng gần hết, lao động cũng đã tận dụng gần hết.

Như vậy, mặc dù là ngành duy nhất xuất siêu, nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với việc sụt giảm năng suất trong tương lai gần.

Ông Tuấn cho rằng, chúng ta cần vai trò của doanh nghiệp để khắc phục điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam. Nông dân Việt Nam tiếp thu rất mạnh nhưng không có định hướng thị trường. Doanh nghiệp sẽ hiểu thị trường, có khả năng đưa vốn, công nghệ cần thiết để phối hợp với nông dân chọn đúng sản phẩm và chọn thời điểm đúng để đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam – tạo dựng một thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều rào cản

Trong một cuộc trao đổi với chúng tôi về cơ hội của doanh nghiệp trước thềm TPP, Tổng giám đốc Thủy sản Minh Phú – ông Lê Văn Quang đã cho biết, ông kỳ vọng việc những rào cản kỹ thuật “song phương” mà các nước đặt ra với tôm Việt Nam sẽ được chuẩn hóa sau TPP, tránh những thiệt thòi mà lâu nay doanh nghiệp này phải gánh chịu. Bên cạnh đó, những quy định, chuẩn hóa về việc nuôi trồng thủy sản trong nước cũng được chuẩn hóa, theo các quốc gia thuộc TPP, giúp doanh nghiệp dễ dàng xoay xở hơn khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Các rào cản về thuế chống bán phá giá, tiếc thay, lại không nằm trong khuôn khổ các quy định của hiệp định TPP sắp tới – ông Quang cho biết.

Không chỉ tôm, cá tra – một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam – cũng luôn đối mặt với nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá bất kỳ lúc nào.

Theo Tri thức trẻ

NỘI DUNG KHÁC

Đầu tư cho nông nghiệp thấp dần đều

22-11-2015

Tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng sa sút trong 15 năm liền, trong khi mức đầu tư của ngành cũng xuống cực thấp... là yếu tố đáng ngại trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP.

Thư của Bộ trưởng Cao Đức Phát gửi các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12-11-2015

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945 - 14/11/2015), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Cao Đức Phát đã gửi thư tới các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945-14/11/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước Ngành lần thứ IV: Lễ đón nhận Bằng di tích và khánh thành Khu di tích địa điểm Bộ Canh nông

11-11-2015

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945 – 14/11/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước Ngành lần thứ IV, sáng ngày 7/11, tại xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích và khánh thành khu di tích Quốc gia địa điểm Bộ Canh nông và tặng quà cho một số gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Tuyên Quang và các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các thời kỳ cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.

Phát triển quy trình chế biến hoàn chỉnh cho nông sản Việt Nam

28-10-2015

“Phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ giúp tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, là bước đệm để xây dựng Việt Nam thành trung tâm chế biến của thế giới”.

Việt Nam tham gia TPP: Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp

23-10-2015

Ngày 6/10/2015 tại TP. Atalanta, Hoa Kỳ, sau hơn 5 năm, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất.

Thủ tướng: Sẽ bổ sung ngân sách cho chương trình nông thôn mới

26-1-2015

Sáng 24/1/2015, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ trao danh hiệu huyện nông thôn mới đối với huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. Đây là hai huyện đầu tiên của cả nước vinh dự đón nhận danh hiệu này sau hơn 4 năm cả nước thực chương trình.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

12-10-2015

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.

Chậm chuyển đổi, chăn nuôi VN sẽ “chết”

12-10-2015

Các doanh nghiệp cũng những trang trại chăn nuôi lại canh cánh lo sẽ bị sản phẩm chăn nuôi các nước tràn vào VN sau khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ...

Thời cơ lớn của nông sản Việt

12-10-2015

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) vừa kết thúc đàm phán tối 5/10 mở ra cơ hội XNK hàng hóa, trong đó có nông sản Việt Nam, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức.

Nông nghiệp Việt Nam sửa mình để đón thời cơ

9-10-2015

Không còn nhiều thời gian để vui mừng vì đàm phán TPP kết thúc, thay vào đó cả hệ thống nông nghiệp từ quản lý nhà nước đến nông dân phải thay đổi để tận dụng tốt “cơ hội vàng” của thế kỷ 21... Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp (DN) với phóng viên Dân Việt.

Bệ đỡ lung lay, triệu người bất an

9-10-2015

Việt Nam bứt phá tỷ đô nhờ TPP, nhưng các chuyên gia cũng không quên cảnh báo, khi hàng rào thuế bị phá dỡ, ngành nông nghiệp - bệ đỡ của kinh tế Việt Nam trong khó khăn, sẽ bị chịu tác động nặng nhất.

Bảo hiểm nông nghiệp thông qua liên kết công - tư: Sẽ được nhân rộng

8-10-2015

Sáng nay (8/10), tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN & PTNT, tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ.