TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đầu tư cho nông nghiệp thấp dần đều

Ngày đăng: 22 | 11 | 2015

Tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng sa sút trong 15 năm liền, trong khi mức đầu tư của ngành cũng xuống cực thấp... là yếu tố đáng ngại trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP.

Ngày 21/11, tại Diễn đàn Đầu tư nông nghiệp thời TPP do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Kênh thông tin Kinh tế Tài chính CafeF phối tổ chức tại TP HCM, các chuyên gia đã chỉ ra những con số đáng báo động của ngành này.

Chuyên gia Bùi Trinh trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong những năm 2000-2014, tỷ trọng đóng góp giá trị gia tăng của nhóm ngành nông nghiệp (nông, lâm nghiệp và thủy sản) đang giảm dần đều. Tốc độ giảm càng về sau càng mạnh. Giai đoạn 2000-2005, tỷ trọng này trượt từ 24,53% xuống 19,3% nhưng đến năm 2014 đã lùi sâu về mức 17,7%.

Theo các chuyên gia để thích ứng được với giai đoạn toàn cầu hóa sắp tới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập TPP, nền nông nghiệp cần phải được tổ chức lại với quy mô lớn, cơ giới hóa kèm theo áp dụng công nghệ kỹ thuật cao để tăng khả năng cạnh tranh. 

 

Không chỉ đóng góp giá trị gia tăng ngày càng ít, các nhóm ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, thậm chí là đi xuống. Tỷ trọng đầu tư cũng thấp dần đều, từ 15% năm 2005 về 9% năm 2014, trong khi tỷ lệ này đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế phải là trên 30%. "Điều này cho thấy đầu tư nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức quá thấp", ông nói.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đến từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, vẫn còn vài chỉ số đáng lưu tâm nếu so sánh ngành này với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, một nghiên cứu mới của OECD trong năm 2015, tỷ trọng hỗ trợ nông dân của Nhà nước trong tổng nguồn thu của người sản xuất giai đoạn 2011-2013 tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ... chiếm 55 - 60%. Riêng ở Việt Nam, mức hỗ trợ của Nhà nước chưa đến 10%. Như vậy 10 triệu hộ nông dân trong nước đang phải tự nỗ lực chiến đấu với nhiều thách thức trong thời gian tới.

Ông Tuấn trích dẫn thêm xếp hạng của FAOSTAT, xét về số lượng xuất khẩu một số mặt hàng Việt Nam ở top dẫn đầu thế giới, xếp hạng 1-5. Thế nhưng xét về giá bán, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí từ thứ 5 trở xuống. Điều này cho thấy giá bán của nông sản trong nước ra thị trường bên ngoài còn thấp, có thể bắt nguồn từ áp lực cạnh tranh về giá do nông sản thô, hoặc chưa có thương hiệu.

Theo chuyên gia này, sự suy giảm tăng trưởng nông nghiệp gần đây đi kèm với suy giảm lượng đầu tư trên mỗi ha đất nông nghiệp. Đây là thách thức vì hiện Việt Nam đã tận dụng gần hết quỹ đất cũng như lao động dành cho ngành này.

Đánh giá hiệu quả đầu tư các doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt cho thấy số lượng công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực này rất khiêm tốn. Cả 2 sàn với 700 doanh nghiệp nhưng chỉ có 20 công ty nông nghiệp với quy mô vốn hóa thị trường 3%. Những công ty vốn hóa lớn cũng không nhiều, đa phần hoạt động với quy mô manh mún, nhỏ lẻ, tiềm lực tài chính ở mức thấp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Vũ Văn Tám thẳng thắn nhìn nhận ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trinh hội nhập toàn cầu. Chất lượng tăng trưởng gần đây giảm sút. Khả năng cạnh tranh thấp và hiệu quả của sản xuất chưa cao. Thêm vào đó là tình trạng sản phẩm nông nghiệp mất an toàn khiến tâm lý người tiêu dùng lo ngại.

Đặc biệt, ông Tám thừa nhận tổng vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp mới chỉ chiếm 5,4-5,6%, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% trong toàn nền kinh tế là mức rất thấp.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp nhận xét, ở thị trường xuất khẩu, nông sản Việt Nam đạt được tiêu chuẩn cao, đáp ứng được những đòi hỏi khó tính của nhiều nước phát triển. Song nông sản trong nước lại chính là thị trường không đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Với thực trạng này, khi TPP đi vào cuộc sống, nông sản Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà.

Ông Tám cho biết, Bộ đang từng bước tìm giải pháp khắc phục tình trạng này. Trước mắt là cùng nhiều địa phương trên địa bàn cả nước hướng tới việc thông báo những địa chỉ bán nông sản an toàn (có kiểm định của cơ quan chức năng chuyên môn). "Khi đã hội nhập sâu rộng, cơ chế sắp tới là làm tốt, chất lượng đạt tiêu chuẩn thì được thị trường ủng hộ. Ngược lại, làm không tốt, chất lượng thấp, gây mất an toàn sẽ bị thị trường tẩy chay", ông nói.

Trước những chỉ số cho thấy nông nghiệp Việt Nam vẫn còn mong manh so với sân chơi toàn cầu hóa TPP - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nguyên cố vấn đàm phán thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh cơ hội và thách thức là 50-50.

Ông Tuyển cho rằng trong giai đoạn mới, nông nghiệp cần được định vị lại là ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm. Phát triển nền công - nông nghiệp theo hướng đa chức năng dựa trên lợi thế so sánh, tập trung quy mô lớn và áp dụng công nghệ kỹ thuật cao mới tận dụng được cơ hội của TPP. 

Thách thức sắp tới chính là bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm môi trường sống. Theo ông Tuyển, các tiêu chuẩn này chính là hàng rào kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm đã từng có từ giai đoạn gia nhập WTO. Nếu không vượt qua được điều kiện này thì dù có vượt qua hàng rào thuế quan vẫn dễ dàng thất bại.

Theo VnExpress

NỘI DUNG KHÁC

Thư của Bộ trưởng Cao Đức Phát gửi các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

12-11-2015

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945 - 14/11/2015), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Cao Đức Phát đã gửi thư tới các thế hệ cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945-14/11/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước Ngành lần thứ IV: Lễ đón nhận Bằng di tích và khánh thành Khu di tích địa điểm Bộ Canh nông

11-11-2015

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945 – 14/11/2015) và Đại hội Thi đua yêu nước Ngành lần thứ IV, sáng ngày 7/11, tại xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích và khánh thành khu di tích Quốc gia địa điểm Bộ Canh nông và tặng quà cho một số gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Tuyên Quang và các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua các thời kỳ cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.

Phát triển quy trình chế biến hoàn chỉnh cho nông sản Việt Nam

28-10-2015

“Phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ giúp tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, là bước đệm để xây dựng Việt Nam thành trung tâm chế biến của thế giới”.

Việt Nam tham gia TPP: Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp

23-10-2015

Ngày 6/10/2015 tại TP. Atalanta, Hoa Kỳ, sau hơn 5 năm, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức hoàn tất.

Thủ tướng: Sẽ bổ sung ngân sách cho chương trình nông thôn mới

26-1-2015

Sáng 24/1/2015, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ trao danh hiệu huyện nông thôn mới đối với huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. Đây là hai huyện đầu tiên của cả nước vinh dự đón nhận danh hiệu này sau hơn 4 năm cả nước thực chương trình.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

12-10-2015

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó yêu cầu đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.

Chậm chuyển đổi, chăn nuôi VN sẽ “chết”

12-10-2015

Các doanh nghiệp cũng những trang trại chăn nuôi lại canh cánh lo sẽ bị sản phẩm chăn nuôi các nước tràn vào VN sau khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ...

Thời cơ lớn của nông sản Việt

12-10-2015

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) vừa kết thúc đàm phán tối 5/10 mở ra cơ hội XNK hàng hóa, trong đó có nông sản Việt Nam, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức.

Nông nghiệp Việt Nam sửa mình để đón thời cơ

9-10-2015

Không còn nhiều thời gian để vui mừng vì đàm phán TPP kết thúc, thay vào đó cả hệ thống nông nghiệp từ quản lý nhà nước đến nông dân phải thay đổi để tận dụng tốt “cơ hội vàng” của thế kỷ 21... Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp (DN) với phóng viên Dân Việt.

Bệ đỡ lung lay, triệu người bất an

9-10-2015

Việt Nam bứt phá tỷ đô nhờ TPP, nhưng các chuyên gia cũng không quên cảnh báo, khi hàng rào thuế bị phá dỡ, ngành nông nghiệp - bệ đỡ của kinh tế Việt Nam trong khó khăn, sẽ bị chịu tác động nặng nhất.

Bảo hiểm nông nghiệp thông qua liên kết công - tư: Sẽ được nhân rộng

8-10-2015

Sáng nay (8/10), tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN & PTNT, tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ.

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”

19-8-2015

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”