TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bệ đỡ lung lay, triệu người bất an

Ngày đăng: 09 | 10 | 2015

Việt Nam bứt phá tỷ đô nhờ TPP, nhưng các chuyên gia cũng không quên cảnh báo, khi hàng rào thuế bị phá dỡ, ngành nông nghiệp - bệ đỡ của kinh tế Việt Nam trong khó khăn, sẽ bị chịu tác động nặng nhất.

Nông nghiệp trả giá

Một điều đáng quan tâm là nông nghiệp - ngành đang tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân số Việt Nam, có khả năng bị đe dọa lớn nhất từ hiệp định TPP - lại rất ít được đề cập đến trong các nghiên cứu trong nước và các cuộc thảo luận. Một cuộc chơi lớn mà ở đó, nông dân Việt Nam sẽ buộc phải tham gia trong khi không nắm rõ luật lệ, không hiểu về đối thủ và mình phải chuẩn bị vũ khí gì để đối phó. Khả năng cạnh tranh thành công của nông sản Việt vì thế là rất thấp - nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng.

Trong cuộc họp báo ngày 6/10, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, khi TPP có hiệu lực, hầu hết mặt hàng nông sản sẽ được giảm thuế còn 0% và một thời gian ngắn sau đó toàn bộ mặt hàng sẽ còn 0%. Lợi thế cạnh tranh với nông nghiệp Việt Nam là rất lớn, nhất là với các sản phẩm vốn là thế mạnh như thủy sản và đồ gỗ. Quan trọng hơn cả là với thị trường rộng lớn TPP, Việt Nam có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Gạo dự trữ chờ xuất khẩu

Song, vị Thứ trưởng cũng thừa nhận, đã vào sân chơi chung thì nước nào mạnh sẽ thắng. "Việt Nam sẽ rất khó vào cuộc chơi lớn này nếu cứ duy trì cách quản lý chất lượng sản phẩm kém, nhất là chăn nuôi hộ, quy mô nhỏ lẻ sẽ rất khó cạnh tranh", ông Tuấn nói.

Còn theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), ngành mía đường dự báo sẽ gặp khó do việc tham gia TPP sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa, gỡ bõ các hạn ngạch nhập khẩu. Việt Nam sẽ vấp phải đối thủ cạnh tranh lớn là Australia - nước đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu mía đường, với chi phí sản xuất khoảng 20 USD/tấn trong khi Việt Nam cao gấp 2-3 lần.

Ngành chăn nuôi cũng đối mặt nhiều thách thức. Giá thành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đang cao hơn 10% so với các nước trong khu vực. Chưa kể, thuế nhập khẩu thịt bò, gà, lợn vào Việt Nam tới đây sẽ giảm từ 5% xuống còn 0%, lại từ các nước có lợi thế lớn như Úc và Mỹ, thì chăn nuôi của Việt Nam khó có thể cạnh tranh nổi. Bởi, chưa vào TPP, thịt bò Úc và thịt gà công nghiệp Mỹ giá mềm đã bán đầy tại các siêu thị trong nước. 

Hơn nữa, với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ, thiếu khả năng chứng minh nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất sạch, nông sản Việt sẽ rất khó xâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... do vấp phải rào cản kỹ thuật (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS).

Ngược lại, chúng ta sẽ rất khó đưa ra các biện pháp này. Ngành sữa, chăn nuôi, trồng trọt (đậu, ngô), trái cây,... sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất từ phía hàng hóa nhập khẩu.

Hay, theo một báo cáo đặc biệt của hãng tin Reuters, TPP cũng là mối lo của người nuôi tôm Việt Nam. TPP sẽ buộc người nuôi phải từ bỏ việc dùng thuốc kháng sinh, tuân thủ quy tắc về nguồn gốc xuất xứ,... khiến giá thành sản phẩm bị đội lên cao. Trong khi đó, Việt Nam lại phải nhập tôm từ Ấn Độ về chế biến xuất khẩu, trong khi nước này không phải là thành viên TPP. Khi đó, sẽ không đáp ứng được quy tắc xuất xứ và do vậy có thể bị mất ưu đãi về thuế quan khi xuất hàng vào Mỹ.

Ngành bơ sữa cũng sẽ chịu nhiều tác động, bởi số liệu từ Cục Chăn nuôi cho thấy, hiện sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% như cầu của các nhà máy, còn lại 70% nguyên liệu là nhập khẩu.

Dệt may hưởng lợi

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế TƯ, đánh giá, việc tham gia TPP theo kịch bản xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD, hay 28,4% và 10,5%, vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP.

Các doanh nghiệp sản xuất sợi, vải vẫn cần tăng cường đầu tư, tập trung sản xuất để        tận dụng lợi ích từ TPP.

Lợi ích với Việt Nam là rất rõ, bởi rất nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia,... vốn là thị trường lớn nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản,... cũng thuộc khối TPP. Ngoài ra, dòng vốn FDI từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý - ông Thành phân tích.

Có một chương đặc biệt quan trọng trong TPP được nhiều doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng, đó là về thương mại. Có tới 90% dòng thuế sẽ về 0% ngay khi TPP có hiệu lực; số còn lại sẽ về 0% sau một lộ trình dài nhất là 10 năm.

Trong những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất, dệt may được nhắc tới đầu tiên. Có tới 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam sang các thị trường trong TPP. Gia nhập TPP, thị phần kỳ vọng tăng gấp đôi. Riêng thị trường Hoa Kỳ có thể đạt kim ngạch 55 tỷ USD vào năm 2025.

Trong TPP, quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi sẽ được áp dụng với dệt may. Chẳng hạn, dệt may Việt Nam muốn hưởng ưu đãi thuế khi xuất sang Hoa Kỳ thì sợi buộc phải sản xuất tại Việt Nam, hoặc phải nhập từ các nước TPP.

Do đó, phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước đang là sức ép với ngành dệt may, khi mà hiện nay chúng ta đang nhập tới 70% nguyên liệu từ Trung Quốc.

Trong thời gian từ nay đến hết 2016, đầu 2017, khi các nước chính thức ký kết hiệp định TPP và thực hiện vào năm 2018, các doanh nghiệp sản xuất sợi, vải vẫn cần tăng cường đầu tư, tập trung sản xuất để tận dụng lợi ích từ TPP.

Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, gia nhập TPP có thể kỳ vọng về một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, với hàng hóa và dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng. Hiệp định này cũng mang lại quyền tiếp cận tự do cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như thủy sản, đồ gỗ, phân phối ô tô, khu công nghiệp, cảng biển,...

Theo Vietnamnet

NỘI DUNG KHÁC

Bảo hiểm nông nghiệp thông qua liên kết công - tư: Sẽ được nhân rộng

8-10-2015

Sáng nay (8/10), tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN & PTNT, tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ.

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”

19-8-2015

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”

Phát triển lúa chất lượng: Cơ hội đã chín

11-9-2015

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu truyền khẩu “xếp hạng” các cánh đồng nổi tiếng vùng Tây Bắc. Tận dụng lợi thế này, nhiều địa phương đang mở rộng vùng sản xuất các giống lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Chuyển đổi 18% diện tích đất lúa sẽ thu lợi nhuận 6 tỷ USD

22-9-2015

Thực tế thu nhập 1 ha trồng lúa chỉ đạt khoảng 6,7 triệu đồng, trong khi đó thu nhập từ diện tích cây trồng khác đạt 15 triệu đồng/ha. Như vậy, thu nhập 1ha trồng lúa chỉ bằng 45% so với thu nhập đối với cây trồng khác.

Xuất khẩu nông sản: Không nên 'găm hàng' khi tình hình bất lợi

18-9-2015

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang biến động ảnh hưởng đến cung, cầu mặt hàng nông lâm thủy sản, một số mặt hàng sẽ chững lại, các DN của Việt Nam cần có điều chỉnh linh hoạt, tránh tâm lý “găm hàng” chờ đợi thời cơ, bởi biến động thị trường sẽ ngày càng bất ổn.

Xuất khẩu nông sản: Chao đảo trong biến động

17-9-2015

Những biến động tiền tệ thế giới thời gian qua đã tác động không nhỏ tới xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam.

Gắn nghiên cứu chính sách với nhịp đập thị trường

10-9-2015

“Nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay cần đề cập đến hàng loạt các vấn đề liên ngành; áp dụng phương pháp hiện đại để giải quyết các vấn đề chính sách một cách tinh tế và chính xác hơn, gắn kết chặt chẽ với nhịp đập của thị trường trong nước và quốc tế...”.

'Cởi trói' lúa gạo Việt Nam: 'Cởi trói' cần bắt đầu từ đâu?

11-9-2015

VFA hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc.

Gạo Việt Nam đã thua Thái Lan và Campuchia

11-9-2015

Gạo VN có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân VN sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.

Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn kỷ niệm 10 năm thành lập

9-9-2015

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (CS&CLNNNT) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm chặng đường phát triển của Viện Kinh tế Nông nghiệp và 10 năm thành lập Viện CS&CLNNNT.

Đơn vị hàng đầu về nghiên cứu chính sách nông nghiệp

8-9-2015

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) là cơ quan nghiên cứu, tham mưu, tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng đầu tại Việt Nam.

Người nghèo và câu chuyện “giời đày”

20-8-2015

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Chào mừng 40 năm trưởng thành - 10 năm thành lập Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (09/09/2005 - 09/09/2015).