TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gạo Việt Nam đã thua Thái Lan và Campuchia

Ngày đăng: 11 | 09 | 2015

Gạo VN có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân VN sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.

LTS: Để có cái nhìn sâu hơn vào những vấn đề tồn đọng và các giải pháp cho bài toán lúa gạo Việt Nam, phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn  (IPSARD).

Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Quy mô nhỏ lẻ khiến sản xuất khó khăn, tăng chi phí

Thưa ông, chính sách hạn điền ảnh hưởng thế nào đế phát triển ngành nông nghiệp và lúa gạo nói chung, trong bối cảnh hội nhập Đàm phán Thương mại Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)?

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và TPP, AEC nói riêng với sự cắt giảm rào cản thuế quan tạo ra sức ép cạnh tranh cho ngành nông nghiệp VN. Thay vào đó, các nước sẽ tập trung sử dụng hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn trong các quan hệ thương mại. Sản phẩm nông sản của VN có tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường của các thị trường tiêu dùng khó tính.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do quy mô đất đai ở VN quá thấp, bình quân dưới 0,5 ha/hộ. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ khiến cho việc tổ chức sản xuất, tổ chức ngành hàng và liên kết chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn, gây phức tạp cho quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, và kiểm soát dịch bệnh, tăng chi phí sản xuất và chi phí giao dịch, khó áp dụng khoa học công nghệ mới.

Tập trung đất đai là chủ trương lớn đã được đặt ra trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 7 về vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn (Tam Nông) để tiến đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Luật Đất đai 2013 cũng đã nới rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) của hộ gia đình so với quy định trước đây. Tuy nhiên, quá trình tập trung đất đai diễn ra một cách rất chậm chạm. Nguyên nhân chính là do thị trường đất nông nghiệp hoạt động rất yếu ớt do:

-         Khả năng thu hút lao động của khu vực công nghiệp dịch vụ yếu. Đồng thời, sự tập trung quá mức vào việc phát triển một số đô thị công nghiệp lớn có ít khả năng thu hút lao động tăng thêm hàng năm từ khu vực nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014 có 66,9% dân số và 69,6% lực lượng lao động vẫn tập trung ở khu vực nông thôn – trong đó lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông lâm thủy sản là 46,3%, và con số này giảm rất chậm trong thời gian qua. Phần lớn lực lượng lao động mới được tạo ra hàng năm đều bị giữ lại trong khu vực nông thôn.

-         Phần lớn lực lượng lao động rút ra từ khu vực nông thôn tham gia vào lực lượng lao động phi chính thức (chiếm 77% lực lượng lao động) do lao động nông thôn phần lớn là lao động giản đơn (chiếm 47,6% tổng lao động có việc làm). Đối diện với những rủi ro về an sinh xã hội, việc không đảm bảo điều kiện về nhà ở, trường học cho con cái nên người lao động di cư vẫn giữ đất ở quê. Đất đai đã chuyển từ vai trò “tư liệu sản xuất” sang thành “vật bảo hiểm rủi ro”. Lao động rút ra khỏi khu vực nông nghiệp nhưng vẫn giữ đất đã tạo ra tình trạng bỏ hoá và giảm đầu tư vào đất diễn ra khá phổ biến. Kết quả là đất đai không được tập trung vào tay những người nông dân sản xuất giỏi nhất.

-         Trong khi đó, nông hộ nhỏ chưa có đủ điều kiện về tài chính, kỹ năng sản xuất và quản lý, thông tin và quan hệ xã hội để tập trung ruộng đất. Đồng thời, thủ tục chuyển nhượng đất đai phức tạp nên rất khó khăn cho nông hộ ngay cả các doanh nghiệp tham gia mua hoặc thuê đất nông nghiệp.

Thời gian canh tác, gối vụ ngắn khiến chất lượng thấp

Khả năng cạnh tranh của lúa gạo VN, nông dân VN với các nước mới nổi khác như Myanmar, Ấn Độ,.. đặc biệt khi nước ta đang hội nhập sâu rộng hơn, đồng nghĩa hàng rào thuế quan sẽ có xu hướng dỡ bỏ?

Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao nói chung và gạo chất lượng cao nói riêng. Gạo Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân sử dụng các giống canh tác ngắn ngày (3 tháng/vụ) và trồng 2-3 vụ/ năm để tận dụng đất đai hạn hẹp, thời gian sinh trưởng ngắn. Trong khi đó, gạo của 2 nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.

Qui mô sản xuất nhỏ lẻ khiến VN khó quản lý chất lượng, kiểm soát dịch bệnh và áp dụng khoa học công nghệ mới.

Sau khủng hoảng lương thực thế giới năm 2007 – 2008, các nước xuất khẩu và nhập khẩu gạo đều đẩy mạnh sản xuất lúa gạo, đảm bảo an ninh lương thực, tránh lệ thuộc vào nhập khẩu lúa gạo đã dẫn đến cung vượt quá cầu. Người tiêu dùng các nước nhập khẩu gạo chính như Trung Quốc cũng yêu cầu gạo chất lượng cao, an toàn. 

Do đó, ngay cả khi chưa hội nhập, ngành lúa gạo VN đã bị cạnh tranh gay gắt. Khi mở cửa theo cam kết, gạo VN sẽ phải đối mặt với những khó khăn hơn nữa. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, VN cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo theo hướng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực (Myanmar, Thái Lan…) ngày càng lớn, có nên nới lỏng điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo (Nghị định 109), để tạo điều kiện xuất khẩu theo những điều kiện ưu tiên riêng cho các loại gạo đặc sản có lợi nhuận và tính cạnh tranh cao không?

Để cạnh tranh trong bối cảnh dư cung lúa gạo và người tiêu dùng có xu hướng sử dụng gạo chất lượng cao, đòi hỏi ngành lúa gạo VN phải nâng cao chất lượng gạo để tham gia vào các thị trường ngách có quy mô nhỏ nhưng giá trị cao như gạo hữu cơ, gạo đặc sản.

Tuy nhiên Nghị định 109/NĐ-CP/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định doanh muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ít nhất hai điều kiện cần đó là: (i) Có ít nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ tối thiểu 5.000 tấn lúa; (ii) Sở hữu ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc với công suất tối thiểu là 10 tấn thóc/giờ tại tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa XK hoặc có cảng biển XK thóc, gạo.

Nghị định này dẫn đến xu hướng sàng lọc chỉ còn các doanh nghiệp lớn ngày càng có quyền lực, loại bỏ các doanh nhỏ không đáp ứng đủ điều kiện đề ra về năng lực kho bãi và xay xát mà không tính tới các doanh nghiệp xuất khẩu có giá trị và chất lượng cao.

Do đó, cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp có làm cánh đồng lớn, có vùng nguyên liệu ổn định, có kho dự trữ đủ tiêu chuẩn về quy mô và kỹ thuật, có giá xuất khẩu cao tham gia xuất khẩu. Trong dài hạn, cần tính tới việc đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị, hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn tốt đầu tư đổi mới trang thiết bị, xây dựng thương hiệu, chuyển hẳn từ buôn bán trao tay sang xây dựng hợp đồng đối tác đầu tư với các nhà nhập khẩu.

Nếu làm được điều này tốt thì có thể tính tới việc dừng gói tạm trữ lúa gạo.

(Còn nữa)

Theo Tuần Vietnamnet

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn kỷ niệm 10 năm thành lập

9-9-2015

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (CS&CLNNNT) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm chặng đường phát triển của Viện Kinh tế Nông nghiệp và 10 năm thành lập Viện CS&CLNNNT.

Đơn vị hàng đầu về nghiên cứu chính sách nông nghiệp

8-9-2015

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) là cơ quan nghiên cứu, tham mưu, tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng đầu tại Việt Nam.

Người nghèo và câu chuyện “giời đày”

20-8-2015

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Chào mừng 40 năm trưởng thành - 10 năm thành lập Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (09/09/2005 - 09/09/2015).

Hãy bỏ hạn điền!

25-8-2015

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo góp ý về Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và dự thảo thông tư quản lý cây ngắn ngày do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức sáng 25/8 tại Hà Nội.

Bỏ các loại phí không cần thiết trong nông nghiệp

10-8-2015

"Một số loại phí sẽ được chuyển sang cơ chế giá, còn một số vẫn phải thực hiện. Những khâu, sản phẩm nào đã có phí rồi thì sẽ bỏ bớt lệ phí và cân đối ngân sách Nhà nước để làm bù cho nhiệm vụ đó...”.

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Nông dân và ngân hàng chưa gặp nhau

10-8-2015

Là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm bởi có đến 1 nghị quyết và 3 quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thúc đẩy phát triển, tuy nhiên, giảm tổn thất sau thu hoạch vẫn là vấn đề làm đau đầu ngành nông nghiệp. Chính sách ngày càng được thay đổi, bổ sung theo hướng cởi mở nhưng vẫn có rất ít nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị. Rõ ràng, nông dân và ngân hàng chưa có tiếng nói chung.

30 năm đổi mới nhìn từ lĩnh vực Nông nghiệp: “Cột thu lôi” giữ Việt Nam ổn định

10-8-2015

“Nền tảng NN vững chắc đã như “cột thu lôi” hút nhiều chấn động, trung hòa các mâu thuẫn, giữ cho xã hội dù rung lắc mạnh tới đâu vẫn phát triển một cách ổn định”.

Thư mời tuyển dụng: Chuyên gia ngành hàng

3-3-2015

Thư mời tuyển dụng: Chuyên gia ngành hàng

Đột phá chính sách tín dụng

21-7-2015

Nghị định 55 là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với luật Hợp tác xã mới, được cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân hưởng ứng.

Bốn bất cập kéo dài của ngành nông nghiệp

9-6-2015

Đó là nhận định của Chủ tịch Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân trong phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014 tại kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII.

“Nốt trầm” của ngành nông nghiệp

3-7-2015

Để đạt được mức tăng trưởng 3,4% và giá trị gia tăng xấp xỉ 3% như mong đợi của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho biết, sẽ tập trung phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng của những mặt hàng có thị trường tiêu thụ tốt.

Tái cơ cấu ngành trồng trọt: Chậm do nhận thức chưa đúng

27-7-2015

Mặc dù đạt được một số kết quả quan trọng nhưng đến nay, sau 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhận thức về điều này còn chưa trúng.