TIN TỨC-SỰ KIỆN

Người nghèo và câu chuyện “giời đày”

Ngày đăng: 20 | 08 | 2015

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Chào mừng 40 năm trưởng thành - 10 năm thành lập Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (09/09/2005 - 09/09/2015).

Người nghèo chịu tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Tham vấn kết quả nghiên cứu đề tài: Các giải pháp ứng phó của nông dân đối với biến đổi khí hậu ở Việt Nam – Tầm nhìn 2030” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức.

Theo TS.Trần Đại Nghĩa, chủ nhiệm đề tài, do có 3/4 diện tích là đồi núi, đường bờ biển dài và vị trí ở trung tâm của các cơn bão nhiệt đới nên Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đánh giá, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, còn Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Việt Nam vào danh sách 12 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu.  

/images/2013/DSC00163(1).jpg
Toàn cảnh Hội thảo

Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở những vùng dân cứ chính yếu, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng thời gian dài trong năm.

Ngoài ra, theo tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam là một trong 30 quốc gia “có nguy cơ cực lớn” do các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, nếu Việt Nam không có những hành động kịp thời như gia cố đê kè và cải thiện hệ thống thoát nước, mực nước biển dâng cao 1m tính trung bình dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ gây ngập lụt nghiêm trọng 17.423km2, tương đương 5,3% tổng diện tích đất cả nước, trong đó có 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng, hơn 2,5% các tỉnh ven biển miền Trung và hơn 20% diện tích TP.Hồ Chí Minh. Đặc biệt, có tới 33/63 tỉnh, thành phố hoặc 5/8 vùng kinh tế đang bị đe dọa bởi ngập lụt nghiêm trọng. Trong số đó, bốn tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Theo TS.Nghĩa, sự biến đổi này gây những tác động lớn đối với phát triển con người,  trong đó người nghèo sẽ phải chịu nguy cơ gấp đôi. Các rủi ro về thời tiết khí hậu chiếm trung bình khoảng 50% mức giảm về thu nhập trong các rủi ro mà nông dân gặp phải và nhóm hộ có có thu nhập thấp chịu tác động lớn nhất và là nhóm dễ bị tổn thương bởi các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan. Tác động rủi ro của thiên tai, biến đổi khí hậu làm giảm thu nhập và do đó ảnh hưởng đến tích lũy tổng tài sản lưu động của nông hộ và tăng mức độ dễ bị tổn thương về nghèo đói của nông hộ do phải sử dụng phần tài sản lưu động để khắc phục hậu quả.

Từ thực tiễn ở các địa phương, TS.Nghĩa cho rằng, để ứng phó với biến đổi khí hậu cần nghiên cứu thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng cường khả năng chống chịu với thời tiết cực đoan; chuyển đổi mùa vụ nuôi, trồng linh hoạt góp phần giảm nhẹ mức giảm thu nhập khi gặp các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra. Trên thực tế, các giống lúa chịu mặn, hay đưa các cây chịu hạn vào trồng ở những vùng thiếu nước, áp dụng mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn,… là những mô hình bước đầu thể hiện khả năng thích ứng khá tốt với biến đổi khí hậu, vừa đảm bảo sinh kế cho nông dân vừa bảo vệ môi trường.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Hãy bỏ hạn điền!

25-8-2015

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo góp ý về Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và dự thảo thông tư quản lý cây ngắn ngày do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức sáng 25/8 tại Hà Nội.

Bỏ các loại phí không cần thiết trong nông nghiệp

10-8-2015

"Một số loại phí sẽ được chuyển sang cơ chế giá, còn một số vẫn phải thực hiện. Những khâu, sản phẩm nào đã có phí rồi thì sẽ bỏ bớt lệ phí và cân đối ngân sách Nhà nước để làm bù cho nhiệm vụ đó...”.

Giảm tổn thất sau thu hoạch: Nông dân và ngân hàng chưa gặp nhau

10-8-2015

Là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm bởi có đến 1 nghị quyết và 3 quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thúc đẩy phát triển, tuy nhiên, giảm tổn thất sau thu hoạch vẫn là vấn đề làm đau đầu ngành nông nghiệp. Chính sách ngày càng được thay đổi, bổ sung theo hướng cởi mở nhưng vẫn có rất ít nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị. Rõ ràng, nông dân và ngân hàng chưa có tiếng nói chung.

30 năm đổi mới nhìn từ lĩnh vực Nông nghiệp: “Cột thu lôi” giữ Việt Nam ổn định

10-8-2015

“Nền tảng NN vững chắc đã như “cột thu lôi” hút nhiều chấn động, trung hòa các mâu thuẫn, giữ cho xã hội dù rung lắc mạnh tới đâu vẫn phát triển một cách ổn định”.

Thư mời tuyển dụng: Chuyên gia ngành hàng

3-3-2015

Thư mời tuyển dụng: Chuyên gia ngành hàng

Đột phá chính sách tín dụng

21-7-2015

Nghị định 55 là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với luật Hợp tác xã mới, được cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân hưởng ứng.

Bốn bất cập kéo dài của ngành nông nghiệp

9-6-2015

Đó là nhận định của Chủ tịch Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân trong phiên thảo luận ở Hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014 tại kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII.

“Nốt trầm” của ngành nông nghiệp

3-7-2015

Để đạt được mức tăng trưởng 3,4% và giá trị gia tăng xấp xỉ 3% như mong đợi của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cho biết, sẽ tập trung phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng của những mặt hàng có thị trường tiêu thụ tốt.

Tái cơ cấu ngành trồng trọt: Chậm do nhận thức chưa đúng

27-7-2015

Mặc dù đạt được một số kết quả quan trọng nhưng đến nay, sau 2 năm triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, nhiều địa phương vẫn tỏ ra lúng túng. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhận thức về điều này còn chưa trúng.

Hiến kế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên

24-7-2015

Tại “Hội thảo liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức chiều 24/7, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Sóng ngầm ngành nông nghiệp

28-3-2015

Những dự án lớn của nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau đang chảy vào nông nghiệp, nhưng lại đầu tư vào nông nghiệp... nước ngoài thay vì trong nước. TBKTSG đã phỏng vấn ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), xung quanh vấn đề này.

Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Quy hoạch theo hướng giảm lúa

23-7-2015

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...