TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bảo hiểm nông nghiệp thông qua liên kết công - tư: Sẽ được nhân rộng

Ngày đăng: 08 | 10 | 2015

Sáng nay (8/10), tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN & PTNT, tổ chức hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư” do Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha tài trợ.

Triển khai từ tháng 7/2013 và kết thúc vào tháng 11/2015, dự án nhằm tăng cường năng lực về quản lý rủi ro trong nông nghiệp thông qua bảo hiểm, góp phần vào sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) có sự liên kết công - tư.

Hội thảo tổng kết Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết  công - tư” (ảnh:AGROINFO) 

 

Ông Trần Công Thắng - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn - cho biết, hoạt động của dự án tập trung rà soát, phân tích đánh giá thực trạng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về tăng cường năng lực thể chế, xây dựng mô hình bảo hiểm nông nghiệp có sự liên kết công - tư cây cà phê tại 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng.

Tại hội thảo, hầu hết đại biểu cho rằng, liên kết công - tư trong bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể thành công nếu các bên tham gia đều hiểu rõ mục tiêu chiến lược và tầm nhìn chung, cùng hài hòa lợi ích và chia sẻ chi phí và rủi ro, đồng thời tham gia theo chuỗi trong hệ thống.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN & PTNT, đến nay Việt Nam đã triển khai thí điểm BHNN tại 20 tỉnh, thành phố áp dụng trên các đối tượng là cây lúa, vật nuôi gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm và thủy sản với cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Rủi ro được BHNN là thiệt hại thiên tai, dịch bệnh. Tính đến nay đã có 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm 7,7 nghìn tỷ đồng, số tiền bồi thường là 712 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng.

Ông Lê Đức Thịnh cho biết: Cùng với những chính sách hỗ trợ nông dân về tích tụ ruộng đất, hỗ trợ vốn cho sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ… BHNN là một trong những chính sách lớn và có định hướng lâu dài trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. BHNN không chỉ giúp nông dân tăng cường quản lý rủi ro mà hỗ trợ nông dân ứng phó với tình hình dịch bệnh, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và hướng đến sản xuất hàng hóa lớn. Những kết quả của dự án sẽ tiếp tục được triển khai và áp dụng trong thực tiễn với cam kết của Bộ NN & PTNT phát huy hiệu quả cao nhất những kết quả, kinh nghiệm mà dự án đạt được.

Theo Công thương

NỘI DUNG KHÁC

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”

19-8-2015

Thư mời cung cấp dịch vụ tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định thành lập Quỹ Phát triển Cà phê Việt Nam”

Phát triển lúa chất lượng: Cơ hội đã chín

11-9-2015

“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu truyền khẩu “xếp hạng” các cánh đồng nổi tiếng vùng Tây Bắc. Tận dụng lợi thế này, nhiều địa phương đang mở rộng vùng sản xuất các giống lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa.

Chuyển đổi 18% diện tích đất lúa sẽ thu lợi nhuận 6 tỷ USD

22-9-2015

Thực tế thu nhập 1 ha trồng lúa chỉ đạt khoảng 6,7 triệu đồng, trong khi đó thu nhập từ diện tích cây trồng khác đạt 15 triệu đồng/ha. Như vậy, thu nhập 1ha trồng lúa chỉ bằng 45% so với thu nhập đối với cây trồng khác.

Xuất khẩu nông sản: Không nên 'găm hàng' khi tình hình bất lợi

18-9-2015

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang biến động ảnh hưởng đến cung, cầu mặt hàng nông lâm thủy sản, một số mặt hàng sẽ chững lại, các DN của Việt Nam cần có điều chỉnh linh hoạt, tránh tâm lý “găm hàng” chờ đợi thời cơ, bởi biến động thị trường sẽ ngày càng bất ổn.

Xuất khẩu nông sản: Chao đảo trong biến động

17-9-2015

Những biến động tiền tệ thế giới thời gian qua đã tác động không nhỏ tới xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam.

Gắn nghiên cứu chính sách với nhịp đập thị trường

10-9-2015

“Nghiên cứu và tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay cần đề cập đến hàng loạt các vấn đề liên ngành; áp dụng phương pháp hiện đại để giải quyết các vấn đề chính sách một cách tinh tế và chính xác hơn, gắn kết chặt chẽ với nhịp đập của thị trường trong nước và quốc tế...”.

'Cởi trói' lúa gạo Việt Nam: 'Cởi trói' cần bắt đầu từ đâu?

11-9-2015

VFA hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc.

Gạo Việt Nam đã thua Thái Lan và Campuchia

11-9-2015

Gạo VN có chất lượng thấp hơn so với gạo Thái Lan và Campuchia do người nông dân VN sử dụng các giống canh tác ngắn ngày. Hai nước trên chủ yếu là gạo một vụ, chất lượng ngon, an toàn và giá cả cạnh tranh hơn.

Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn kỷ niệm 10 năm thành lập

9-9-2015

Sáng 9-9, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn (CS&CLNNNT) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm chặng đường phát triển của Viện Kinh tế Nông nghiệp và 10 năm thành lập Viện CS&CLNNNT.

Đơn vị hàng đầu về nghiên cứu chính sách nông nghiệp

8-9-2015

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) là cơ quan nghiên cứu, tham mưu, tư vấn chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng đầu tại Việt Nam.

Người nghèo và câu chuyện “giời đày”

20-8-2015

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Chào mừng 40 năm trưởng thành - 10 năm thành lập Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (09/09/2005 - 09/09/2015).

Hãy bỏ hạn điền!

25-8-2015

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo góp ý về Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và dự thảo thông tư quản lý cây ngắn ngày do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức sáng 25/8 tại Hà Nội.