THỊ TRƯỜNG

Hàng xuất khẩu thủy sản bị trả về: Tổn thất 14 triệu USD/năm

Ngày đăng: 03 | 04 | 2013

Thủy sản đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta, với kim ngạch hơn 6,1 tỷ USD năm 2012. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là nước đứng thứ hai (sau Trung Quốc) về số lô hàng thủy sản bị trả về, tổn thất 14 triệu USD/năm.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu thủy sản. Hiện, cả nước có 415 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, đứng thứ hai toàn cầu về tổng công suất chế biến thủy sản.
GS.Spencer Henson, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) đã công bố kết quả nghiên cứu về tuân thủ tiêu chuẩn thương mại trong ngành thủy sản ở Việt Nam. Theo đó, ở 4 thị trường tiêu thụ chủ lực (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia), Việt Nam là một trong 3 nước đứng đầu về số vụ hàng thủy sản đưa sang đến cửa khẩu bị trả về, tổn thất lên tới 14 triệu USD/năm. 
Theo GS.Spencer Henson, tại các cảng của Nhật Bản, thủy sản Việt Nam đang là một trong những mặt hàng trọng tâm bị kiểm tra ngặt nghèo. Trong tháng 5/2012, một chuyến tàu chở tôm Việt Nam nhập cảng Nhật Bản đã bị phát hiện nhiễm Ethoxyquin, do vậy, các nhà chức trách Nhật Bản càng thận trọng hơn với tôm nhập. Trước đó, tôm Việt Nam cũng bị phát hiện có Trifluralin (năm 2010) và Enrofloxaxin (năm 2011). Theo quy định của Nhật Bản, cả 2 chất này đều bị cấm sử dụng cho tôm. 
Hiện, các nhà xuất khẩu tôm ở Việt Nam đều bày tỏ quan ngại về vấn đề này, nhiều DN không dám xuất hàng sang Nhật Bản nữa. Số liệu do các cơ quan chức năng của EU, Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản cung cấp đều cho thấy, tỷ lệ sản phẩm nuôi trồng của Việt Nam bị từ chối nhập tương đối cao. Tại Hoa Kỳ, Việt Nam là quốc gia có số lô hàng thủy sản bị trả về nhiều nhất; ở Australia, Việt Nam cũng đứng thứ ba. 
Có nhiều lý do được đưa ra ở các vụ từ chối nhập hàng, như nhiễm khuẩn, dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép, nhiễm kim loại nặng, điều kiện vệ sinh và kiểm soát nhãn mác không đạt yêu cầu… Nghiên cứu của UNIDO cũng cho thấy, mối liên kết lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam, mà khâu yếu nhất chính là sử dụng không hợp lý đầu vào. Nuôi cá tra thâm canh khiến bệnh dịch xảy ra nhiều hơn, buộc phải áp dụng các biện pháp phòng và chữa bệnh, tăng sử dụng kháng sinh. Đối với ngành hàng tôm, tình trạng thương lái thu gom tôm từ nhiều hộ rồi trộn lẫn lộn vào lô hàng khá phổ biến, do đó các công ty chế biến rất khó truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng. 
GS.Spencer khuyến cáo, những dữ liệu nghiên cứu về tỷ lệ từ chối của những nước nhập khẩu thủy sản chỉ là “bề nổi của tảng băng”, Việt Nam cần làm quen và ứng phó phù hợp với các rào cản thương mại. Đề xuất chính sách đối với Việt Nam là cần có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và thông tin cho người sản xuất để họ hiểu được việc thị trường liên tục thay đổi, nhất là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm bắt buộc và tự nguyện. Người sản xuất cần sử dụng hợp lý thuốc và hóa chất. Cùng với đó, cần có cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hàng đầu bằng việc thúc đẩy mở rộng hình thức sản xuất bao tiêu. 
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản khẳng định: “Việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là những quy chuẩn liên quan đến mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm, là điều chúng ta phải làm để tiếp cận thêm thị trường cũng như xuất khẩu thủy sản bền vững”.
Theo Chu Khôi - VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Tăng cường XK các sản phẩm sau dăm gỗ

3-4-2013

Đó là một nội dung vừa được Bộ NN-PTNT đưa ra tại Diễn đàn DN trồng rừng, chế biến và XK gỗ 2013, do Bộ NN-PTNT cùng Hiệp hội Chế biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ TP.HCM (HAWA) tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh

4-3-2013

Hai tháng đầu năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về lượng nhưng lại giảm mạnh về giá trị. Trong đó, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 ước đạt 233 nghìn tấn, giá trị đạt 107 triệu USD.

Xuất khẩu cao su năm 2013: Nhiều thách thức

28-2-2013

Kết thúc năm 2012 với những nỗ lực không ngừng của toàn ngành, sản lượng cao su xuất khẩu tiếp tục tăng cao. Tính chung trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cao su đã đạt 2,85 tỷ USD. Bước sang năm 2013, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn đối với xuất khẩu cao su…

Mất mùa điều do khô hạn

27-2-2013

Thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) ngày 26.2, do vụ mùa năm nay đến sớm nên ngay sau Tết Quý Tỵ, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều trong nước bắt đầu thu mua điều nguyên liệu niên vụ 2013.

Giá lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục tăng

27-2-2013

Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Tổng giám đốc Công ty Gentraco Cần Thơ cho biết, sau 5 ngày triển khai chương trình mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các doanh nghiệp trong hiệp hội đã mua được khoảng 20% số gạo được giao mua.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm giảm 2,1%

27-2-2013

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tháng 2 ước đạt 139 nghìn tấn, giảm 2,8% so với cùng kì năm ngoái, đưa tổng sản lượng NTTS 2 tháng đầu năm ước đạt 308,3, giảm 2,1 % so với cùng kì năm ngoái.

Sau Tết, lúa gạo chững giá

26-2-2013

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua biến động trong biên độ hẹp, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL cũng gần như không thay đổi so với trước Tết. Chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ đang phát huy tác dụng hỗ trợ cho giá gạo.

Xuất khẩu hồ tiêu trước nguy cơ bị ép giá

26-2-2013

Hiệp hội Hồ tiêu cho rằng, lượng hồ tiêu xuất khẩu còn ít nên khách hàng nước ngoài chưa muốn nâng giá.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 31,5%

26-2-2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tháng 2 ước đạt 2,26 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,83 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Nông dân phập phồng chờ giá

20-2-2013

Bắt đầu từ ngày hôm nay (20.2), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ triển khai thực hiện thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nghịch lý sản xuất hồ tiêu

24-1-2013

Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản khác đều sụt giảm về giá bán thì riêng xuất khẩu hồ tiêu năm 2012 tiếp tục giành thắng lợi khi kim ngạch tăng gần 10% và giá bán tăng tới gần 16%. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu nước ta đang đối mặt với tình trạng liên tục suy giảm sản lượng thu hoạch.

DOC khởi xướng vụ kiện chống trợ cấp tôm VN: Không công bằng

24-1-2013

Theo VASEP, ngày 18/1/2013, DOC đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ và sẽ cho công bố trong thời gian tới.