THỊ TRƯỜNG

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 31,5%

Ngày đăng: 26 | 02 | 2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tháng 2 ước đạt 2,26 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,83 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Đóng góp vào thành quả này, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 2,57 tỷ USD, tăng 27,9%; thuỷ sản ước đạt 876 triệu USD, tăng 11,6%; lâm sản chính ước đạt 876 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước.
 
Kết quả cụ thể, theo Bộ NN&PTNT, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 ước đạt 233.000 tấn, giá trị đạt 107 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng ước đạt 677.000 tấn, giá trị đạt 310 triệu USD, tăng 68,2% về lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu gạo bình quân tháng 1 đạt 457 USD/tấn, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam lớn nhất với 34,7% thị phần, tiếp đến là Singapore (7,27%), Hàn Quốc (5,64%) và Philippines (5,64%).
Cùng thời kỳ, mặt hàng cao su lại có sự sụt giảm mạnh về lượng nhưng lại tăng trưởng mạnh về mặt giá trị. Ước xuất khẩu cao su tháng 2 đạt 70.000 tấn, giá trị đạt 222 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng ước đạt 518 triệu USD, giảm 31,5% về lượng nhưng tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Tương tự, xuất khẩu chè tháng 2 ước đạt 9.000 tấn, giá trị đạt 13 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng ước đạt 33 triệu USD, tăng 18,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Mặt hàng cà phê xuất khẩu tháng 2 ước đạt 196.000 tấn, giá trị đạt 339 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng ước đạt 884 triệu USD, tăng 38,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.
Đối với mặt hàng tiêu, tháng 2 xuất khẩu đạt 90 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng đầu năm ước đạt 169 triệu USD, tăng 105,7% về giá trị. Lâm sản và đồ gỗ ước kim ngạch tháng 2 đạt 342 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng ước đạt 831 triệu USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Còn hàng thủy sản, ước giá trị kim ngạch xuất khẩu 2 đạt 392 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng ước đạt 876 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 2 ước đạt 438.000  tấn, giá trị đạt 125 triệu USD, nâng giá trị 2 tháng đạt 308 triệu USD, tăng 55,4% so cùng kỳ năm 2012./.
Theo VOV Online

Nguồn: http://vov.vn/Kinh-te/Xuat-khau-nong-lam-thuy-san-tang-315/249712.vov

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân phập phồng chờ giá

20-2-2013

Bắt đầu từ ngày hôm nay (20.2), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ triển khai thực hiện thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nghịch lý sản xuất hồ tiêu

24-1-2013

Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản khác đều sụt giảm về giá bán thì riêng xuất khẩu hồ tiêu năm 2012 tiếp tục giành thắng lợi khi kim ngạch tăng gần 10% và giá bán tăng tới gần 16%. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu nước ta đang đối mặt với tình trạng liên tục suy giảm sản lượng thu hoạch.

DOC khởi xướng vụ kiện chống trợ cấp tôm VN: Không công bằng

24-1-2013

Theo VASEP, ngày 18/1/2013, DOC đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ và sẽ cho công bố trong thời gian tới.

Mòn mỏi chờ bán lúa

24-1-2013

Ông Huỳnh Văn Bé Tư, nông dân xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), cho biết hơn một tuần qua, hơn 1,3ha lúa nhà ông đến kỳ thu hoạch, kêu thương lái đến mua ai cũng lắc đầu.

Từ 1-17/1 : Xuất khẩu gạo đạt giá trị 56,89 triệu USD

22-1-2013

Theo báo cáo vừa công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo Việt Nam từ ngày 1/1 - 17/1/2013 đạt 124.727 tấn, đạt giá trị 56,89 triệu USD.

Đề xuất cho nhập nội tạng động vật: Tiếp tay phá sức khỏe dân

11-1-2013

Nội tạng chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho người tiêu dùng. Việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt, còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan.

Rét đậm, nông dân trồng rau “ăn” đủ

10-1-2013

Do rét đậm, rét hại kéo dài, người trồng rau ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang rất… phấn khởi vì được giá, tiêu thụ nhanh. Nhiều nơi, thương lái còn tranh mua, dẫn đến cảnh rau "cháy" hàng ngay tại ruộng.

Chăn nuôi đang phục hồi, cần tái đàn hợp lý

9-1-2013

Với đà tăng giá nhẹ từ tháng 11 - 12/2012, các chuyên gia nhận định, ngành chăn nuôi trong nước đang dần phục hồi, giá thực phẩm từ nay tới Tết Nguyên đán sẽ tăng nhẹ nhưng không có đột biến.

Tạm trữ ngay lúa đông xuân

9-1-2013

Quy chế hỗ trợ tạm trữ lúa gạo do Bộ NN-PTNT soạn thảo vẫn đang cần thêm thời gian hoàn thiện để Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trong khi đó, nỗi lo khó tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2012 - 2013 ở ĐBSCL lại đã cận kề. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý đã lên tiếng về việc phải tổ chức tạm trữ ngay lúa gạo hàng hóa theo cơ chế cũ.

Lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng nông sản?

13-11-2012

Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành và Bộ Nông nghiệp cũng đã có hẳn Thông tư 13 và 14 về việc kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu thế nhưng những gì thực tế đang diễn ra trên thị trường hiện nay khiến không ít người phải đặt câu hỏi về một lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa nông sản của nước ta.

Hướng mới cho tiêu thụ trái cây - Liên kết và rải vụ

23-10-2012

Thị trường trái cây nước ta nhiều năm qua luôn xảy ra tình trạng “tới mùa - dội chợ - rớt giá” làm nhiều nhà vườn lao đao. Tiềm năng phát triển trái cây là rất lớn, song việc đầu tư hạn chế, sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch… là những hạn chế tồn tại nhiều năm qua. Tìm giải pháp phát triển bền vững trái cây đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Đâu rồi vị ngọt của mía?

23-10-2012

Giá thu mua mía giảm, lượng đường tồn kho nhiều, trong khi đường nhập lậu tung hoành ở khắp mọi ngõ ngách của thị trường, ngành sản xuất và tiêu thụ mía đường đang phải nếm trải những trái đắng. Có điều, những bất cập ấy đã được nói đến nhiều nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.