THỊ TRƯỜNG

DOC khởi xướng vụ kiện chống trợ cấp tôm VN: Không công bằng

Ngày đăng: 24 | 01 | 2013

Theo VASEP, ngày 18/1/2013, DOC đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ và sẽ cho công bố trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 28/12/2012, COGSI đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ. Ngày 15/1/2013, đại diện chính phủ hai nước đã có buổi tham vấn tại DOC. Tại buổi tham vấn, phía Việt Nam đã thể hiện rõ sự quan ngại và chính thức phản đối vụ kiện.
Vụ kiện này là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh và thiếu cơ sở, vì COGSI lợi dụng cơ chế pháp lý để làm tăng giá thành, giảm nhu cầu tôm nhập khẩu, giảm lợi thế cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. COGSI chỉ đại diện cho ngành khai thác tôm Hoa Kỳ, hiện chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này, 90% nhu cầu còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy, việc COGSI đại diện cho số ít ỏi 10% nguồn cung cấp tôm tại Hoa Kỳ khởi xướng vụ kiện chống lại tôm nhập khẩu là bất hợp lý.
Cáo buộc của COGSI liên quan đến giá của 2 loại sản phẩm là tôm khai thác trong nước và tôm nuôi nhập khẩu hiện rõ sự so sánh và lập luận thiếu logic và cơ sở khoa học. Điều kiện sản xuất tôm nuôi và tôm khai thác hoàn toàn khác nhau, mùa vụ và nguồn cung cấp khác nhau, vì vậy giá có sự chênh lệch là tất yếu.
Vấn đề của các nhà khai thác và chế biến tôm Hoa Kỳ là không quảng bá và tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được bản chất của sự khác biệt về giá tôm khai thác so với tôm nuôi nhập khẩu, mà họ chỉ biết đổ lỗi cho tôm nuôi nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của họ. Tôm nuôi và tôm khai thác là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau, chất lượng và đối tượng tiêu dùng khác nhau, vì vậy không cần và không thể cạnh tranh trên thị trường và trở thành đối tượng kiện nhau.
Việc giá thành tôm nhập khẩu từ 7 nước thấp hơn là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, quy trình nuôi trồng và đánh bắt đã được chuẩn hóa. Hơn nữa, việc các DN nhập khẩu và chế biến tôm của Hoa Kỳ ngày càng tăng cường nhập khẩu tôm từ bên ngoài còn vì nguồn cung ổn định, chấp nhận được những đơn hàng lớn, dài hạn, đáp ứng được nhiều nhu cầu chế biến khác nhau (như bỏ đầu, bóc vỏ…) nhờ lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
Thêm vào đó, chất lượng tôm nhập khẩu từ 7 nước đã được kiểm định chặt chẽ, đạt mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất. Thị trường xuất khẩu tôm cũng mở rộng, các nước xuất khẩu tôm ngày càng có thêm nhiều thị trường, khách hàng mới vì vậy nếu không xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, các nước xuất khẩu có thể chuyển sang bán cho thị trường khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung, đẩy giá tôm tại Hoa Kỳ lên cao và kết quả cuối cùng là người tiêu dùng nước này phải gánh chịu hậu quả.
Quyết định khởi xướng điều tra vụ kiện của DOC là một quyết định không công bằng, là biện pháp đánh thuế hai lần và gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hơn 600.000 nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tôm Việt Nam. Việc khởi xướng vụ kiện chống phá giá và chống trợ cấp (AD/CVD) nhắm vào mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam đang gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của cả doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam, tác động tiêu cực đến mối quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển mạnh giữa hai nước.
Ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp Chính phủ
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, VASEP có đủ bằng chứng chứng minh ngành tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ theo như cáo buộc của COGSI.
Ông Hòe cho biết, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên mọi trợ cấp cho ngành nông nghiệp đều phải tuân theo những cam kết của WTO và kèm theo những dữ liệu để chứng minh cho sự phù hợp đó.
Năm 2012, mặc dù xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ liên tục giảm do nhiều yếu tố nhưng Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí thứ hai sau Nhật Bản về nhập khẩu tôm Việt Nam với giá trị cả năm ước đạt khoảng 480 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục được xác định là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam do vấn đề Ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản chưa được giải quyết.
Đây là lần thứ hai trong khoảng 10 năm qua, tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
 
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Mòn mỏi chờ bán lúa

24-1-2013

Ông Huỳnh Văn Bé Tư, nông dân xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), cho biết hơn một tuần qua, hơn 1,3ha lúa nhà ông đến kỳ thu hoạch, kêu thương lái đến mua ai cũng lắc đầu.

Từ 1-17/1 : Xuất khẩu gạo đạt giá trị 56,89 triệu USD

22-1-2013

Theo báo cáo vừa công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo Việt Nam từ ngày 1/1 - 17/1/2013 đạt 124.727 tấn, đạt giá trị 56,89 triệu USD.

Đề xuất cho nhập nội tạng động vật: Tiếp tay phá sức khỏe dân

11-1-2013

Nội tạng chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho người tiêu dùng. Việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt, còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan.

Rét đậm, nông dân trồng rau “ăn” đủ

10-1-2013

Do rét đậm, rét hại kéo dài, người trồng rau ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang rất… phấn khởi vì được giá, tiêu thụ nhanh. Nhiều nơi, thương lái còn tranh mua, dẫn đến cảnh rau "cháy" hàng ngay tại ruộng.

Chăn nuôi đang phục hồi, cần tái đàn hợp lý

9-1-2013

Với đà tăng giá nhẹ từ tháng 11 - 12/2012, các chuyên gia nhận định, ngành chăn nuôi trong nước đang dần phục hồi, giá thực phẩm từ nay tới Tết Nguyên đán sẽ tăng nhẹ nhưng không có đột biến.

Tạm trữ ngay lúa đông xuân

9-1-2013

Quy chế hỗ trợ tạm trữ lúa gạo do Bộ NN-PTNT soạn thảo vẫn đang cần thêm thời gian hoàn thiện để Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trong khi đó, nỗi lo khó tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2012 - 2013 ở ĐBSCL lại đã cận kề. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý đã lên tiếng về việc phải tổ chức tạm trữ ngay lúa gạo hàng hóa theo cơ chế cũ.

Lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng nông sản?

13-11-2012

Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành và Bộ Nông nghiệp cũng đã có hẳn Thông tư 13 và 14 về việc kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu thế nhưng những gì thực tế đang diễn ra trên thị trường hiện nay khiến không ít người phải đặt câu hỏi về một lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa nông sản của nước ta.

Hướng mới cho tiêu thụ trái cây - Liên kết và rải vụ

23-10-2012

Thị trường trái cây nước ta nhiều năm qua luôn xảy ra tình trạng “tới mùa - dội chợ - rớt giá” làm nhiều nhà vườn lao đao. Tiềm năng phát triển trái cây là rất lớn, song việc đầu tư hạn chế, sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch… là những hạn chế tồn tại nhiều năm qua. Tìm giải pháp phát triển bền vững trái cây đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Đâu rồi vị ngọt của mía?

23-10-2012

Giá thu mua mía giảm, lượng đường tồn kho nhiều, trong khi đường nhập lậu tung hoành ở khắp mọi ngõ ngách của thị trường, ngành sản xuất và tiêu thụ mía đường đang phải nếm trải những trái đắng. Có điều, những bất cập ấy đã được nói đến nhiều nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

“Ba nhà” cùng bàn cách cứu tôm

23-10-2012

Hội chứng tôm chết sớm hay còn gọi là “Hội chứng hoại tử gan, tụy tôm” đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm hiện nay. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi, chọn giống, áp dụng các biện pháp kịp thời… thì vẫn khắc phục được tình trạng trên.

Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời tự sướng

22-10-2012

Nghịch lý về thừa đường, thừa muối nhưng DN vẫn đòi nhập khẩu l chuyện buồn của sản xuất trong nước, nếu không nâng cao chất lượng và hạ giá thành thì những sản phẩm này rất khó có tương lai.

Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong: Lúa gạo sẽ được giá vào quý 4/2012 và năm 2013

22-10-2012

Chiều 18.10, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định thị trường xuất khẩu gạo các tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 có nhiều thuận lợi. Bà con nông dân nên xuống giống sớm vụ lúa đông xuân để có thể bán được giá tốt.