THỊ TRƯỜNG

Rét đậm, nông dân trồng rau “ăn” đủ

Ngày đăng: 10 | 01 | 2013

Do rét đậm, rét hại kéo dài, người trồng rau ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang rất… phấn khởi vì được giá, tiêu thụ nhanh. Nhiều nơi, thương lái còn tranh mua, dẫn đến cảnh rau "cháy" hàng ngay tại ruộng.

Mặc dù trời mưa nặng hạt, cộng với cái lạnh 10 độ C, nhưng vợ chồng anh Nguyễn Khắc Thắng ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên (Hoài Đức) vẫn cố mặc áo mưa ra ruộng chăm sóc rau và tranh thủ tỉa ít rau bán vì rau đang được giá.
Nông dân thu hoạch rau bán cho thị trường Hà Nội.
 
Cầm nắm cải cúc tay run run, đôi môi lập bập vì rét, anh Thắng vui vẻ cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 3 sào rau, khoảng 1 sào cải cúc, 2 sào cải chíp và cải xanh. Nếu cách đây hơn 1 tuần, chỉ bán được 1.000 - 1.200 đồng/bó cải cúc, nay tăng lên 2.500 đồng/bó; cải chíp trước 7.000 đồng/kg, giờ 13.000 - 15.000 đồng/kg; cải xanh từ 10.000 đồng/kg lên 20.000 - 22.000 đồng/kg". Nhiều nông dân cho biết, do rét kéo dài nên tốc độ phát triển của cây rau chậm hơn 15 - 20% tùy từng loại rau, dẫn đến khan rau. Với giá rau hiện nay, theo tính toán người trồng rau thu về từ 7 - 10 triệu đồng/sào/lứa, trừ chi phí lãi 3 - 5 triệu đồng/sào/lứa (tùy từng loại rau).
Ông Nguyễn Văn Hài - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tiền Yên cho biết: "HTX xã có khoảng 50ha rau, so với năm ngoái diện tích giảm không đáng kể, chỉ có điều do rét nên rau lớn chậm. Nếu cứ đà rét này, sang tuần mỗi loại rau có thể tăng thêm 1.500 - 2.000 đồng/mớ, 4.000 - 6.000 đồng/kg hoặc hơn. Rất có thể đến gần tết sẽ khan hiếm rau".
Khác với xã Tiền Yên, xã Song Phương (Hoài Đức), người dân chủ yếu trồng bắp cải, súp lơ và cà chua là chính. Ông Trần Văn Sơn, thôn 6, xã Song Phương phấn khởi nói: "Sáng nay, tôi vừa bán 1 sào cải bắp hơn 1.000 cái, trung bình 1,2 - 1,5kg/cái, với giá 13.000 đồng/kg, thu về được hơn 10 triệu đồng. Cũng may rét "hãm" lại, chứ không bán cách đây nửa tháng chỉ được 5.000 - 6.000 đồng/kg".
Bà Nguyễn Thị Hòa- một lái buôn chuyên đổ rau cho thị trường Hà Nội, mỗi ngày "ăn" khoảng 2 tấn rau thông tin: "Hôm qua tôi mua tại vườn 10.500 đồng/kg, đổ cho các chợ Dịch Vọng, Nghĩa Tân… giá 15.000 đồng/kg, nay tại vườn đã 13.000 đồng/kg, chắc cũng phải đổ buôn 17.000 - 18.000 đồng/kg".
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/119936p1c25/ret-dam-nong-dan-trong-rau-an-du.htm

NỘI DUNG KHÁC

Chăn nuôi đang phục hồi, cần tái đàn hợp lý

9-1-2013

Với đà tăng giá nhẹ từ tháng 11 - 12/2012, các chuyên gia nhận định, ngành chăn nuôi trong nước đang dần phục hồi, giá thực phẩm từ nay tới Tết Nguyên đán sẽ tăng nhẹ nhưng không có đột biến.

Tạm trữ ngay lúa đông xuân

9-1-2013

Quy chế hỗ trợ tạm trữ lúa gạo do Bộ NN-PTNT soạn thảo vẫn đang cần thêm thời gian hoàn thiện để Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trong khi đó, nỗi lo khó tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2012 - 2013 ở ĐBSCL lại đã cận kề. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý đã lên tiếng về việc phải tổ chức tạm trữ ngay lúa gạo hàng hóa theo cơ chế cũ.

Lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng nông sản?

13-11-2012

Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã được ban hành và Bộ Nông nghiệp cũng đã có hẳn Thông tư 13 và 14 về việc kiểm soát chất lượng hàng nông sản nhập khẩu thế nhưng những gì thực tế đang diễn ra trên thị trường hiện nay khiến không ít người phải đặt câu hỏi về một lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa nông sản của nước ta.

Hướng mới cho tiêu thụ trái cây - Liên kết và rải vụ

23-10-2012

Thị trường trái cây nước ta nhiều năm qua luôn xảy ra tình trạng “tới mùa - dội chợ - rớt giá” làm nhiều nhà vườn lao đao. Tiềm năng phát triển trái cây là rất lớn, song việc đầu tư hạn chế, sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch… là những hạn chế tồn tại nhiều năm qua. Tìm giải pháp phát triển bền vững trái cây đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Đâu rồi vị ngọt của mía?

23-10-2012

Giá thu mua mía giảm, lượng đường tồn kho nhiều, trong khi đường nhập lậu tung hoành ở khắp mọi ngõ ngách của thị trường, ngành sản xuất và tiêu thụ mía đường đang phải nếm trải những trái đắng. Có điều, những bất cập ấy đã được nói đến nhiều nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

“Ba nhà” cùng bàn cách cứu tôm

23-10-2012

Hội chứng tôm chết sớm hay còn gọi là “Hội chứng hoại tử gan, tụy tôm” đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm hiện nay. Tuy nhiên, nếu chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi, chọn giống, áp dụng các biện pháp kịp thời… thì vẫn khắc phục được tình trạng trên.

Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời tự sướng

22-10-2012

Nghịch lý về thừa đường, thừa muối nhưng DN vẫn đòi nhập khẩu l chuyện buồn của sản xuất trong nước, nếu không nâng cao chất lượng và hạ giá thành thì những sản phẩm này rất khó có tương lai.

Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong: Lúa gạo sẽ được giá vào quý 4/2012 và năm 2013

22-10-2012

Chiều 18.10, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định thị trường xuất khẩu gạo các tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013 có nhiều thuận lợi. Bà con nông dân nên xuống giống sớm vụ lúa đông xuân để có thể bán được giá tốt.

Cà phê mất mùa

22-10-2012

Người trồng cà phê ở Tây nguyên đang buồn lòng vì năng suất, sản lượng phần lớn các vườn cây đều giảm mạnh, thiệt hại ước hàng nghìn tỉ đồng.

Tăng cường các giải pháp quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm

22-10-2012

Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã nhiều bức xúc trong xã hội thời gian qua. Mặc dù chất lượng nhiều loại rau, quả, thực phẩm trên thị trường đã được cải thiện, tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn tồn tại không ít loại rau, quả, thực phẩm mất an toàn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đẩy mạnh các giải pháp kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Cà phê Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới

17-10-2012

Năm 2012, sản xuất cà phê của Việt Nam vừa được mùa, vừa được giá và xuất khẩu đã vượt Brazil lên đứng đầu thế giới. Đáng chú ý, người trồng cà phê đã tương đối chủ động trong việc tham gia điều tiết thị trường.

EU vẫn là thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất

4-10-2012

Theo Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), báo cáo mới nhất của Globefish được Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) xuất bản cho thấy, XK cá tra của Việt Nam sang châu Âu (EU) giảm về giá trị và khối lượng ở hầu hết các thị trường chính như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Bỉ và Ý.