THỊ TRƯỜNG

Mất mùa điều do khô hạn

Ngày đăng: 27 | 02 | 2013

Thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) ngày 26.2, do vụ mùa năm nay đến sớm nên ngay sau Tết Quý Tỵ, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều trong nước bắt đầu thu mua điều nguyên liệu niên vụ 2013.

Ông Tạ Quang Huyên - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn I (Bình Phước) cho biết, cuối năm 2012, cả nông dân và doanh nghiệp đều kỳ vọng một mùa điều bội thu do thời tiết, không có sương muối, bông điều đậu trái nhiều, không có sâu bệnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, những kỳ vọng hồi đầu vụ đã giảm sút bớt do mùa hạn đến sớm, thời tiết khô khiến bông điều rụng nhiều hơn những năm trước. Khảo sát vùng trồng điều trọng điểm tại Thọ Sơn, Thống Nhất, Tân Phú… (Đồng Nai), ông Huyên cũng cho biết, chất lượng trái điều ở lứa bông đầu rất tốt, tỷ lệ hao hụt ở mức thấp. Trong khi đó, hạn hán khiến mùa vụ điều ở Bình Phước có thể kết thúc sớm hơn rất nhiều so với mọi năm, khoảng cuối tháng 3.
Sau tết, hoạt động chế biến điều xuất khẩu đã diễn ra sôi động.
 
Hiện tại, giá điều thô thu mua tại khu vực Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh… ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg. “Với giá thu mua này, doanh nghiệp phải chế biến thật khéo mới mong xuất khẩu có lãi. Còn không là đang đánh bạc với lãi suất ngân hàng, dễ dẫn đến thua lỗ” - ông Huyên nhận định.
Ông Lê Quang Luyến - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc An cũng cho rằng, niên vụ điều 2013 của Việt Nam sẽ ngắn hơn từ 1 - 2 tháng so với những năm trước, kết thúc vào khoảng cuối tháng 4, không kéo dài đến tháng 5, tháng 6 như trước.
Hơn nữa, mọi năm thời tiết thuận lợi cho điều phát triển nên sẽ có 3 lứa hoa, trong đó, lứa hoa thứ 3 chiếm khoảng 25% sản lượng mùa vụ. Năm nay, dự báo sẽ chỉ có 2 lứa hoa dẫn tới sản lượng sụt giảm nhiều. Do đó, nhiều doanh nghiệp đang đổ xô mua điều để tạm trữ, chế biến dần dần đến mùa vụ sang năm.
Cùng với việc bắt tay vào thu hoạch mùa vụ điều 2013, hoạt động chế biến, xuất khẩu điều nhân của các doanh nghiệp trong nước dịp đầu năm cũng khá nhộn nhịp. Ông Nguyễn Văn Chiểu - Phó Chủ tịch Vinacas, cho biết, hoạt động xuất khẩu điều từ sau Tết Quý Tỵ diễn ra khá thuận lợi. Các doanh nghiệp trong nước đã ký hợp đồng xuất khẩu giao xa số lượng 300 container với giá tốt, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của ông Chiểu, mọi năm các nhà rang xay trên thế giới thường có lượng tồn kho lớn từ năm cũ sang năm mới nhưng năm nay lượng tồn kho rất ít, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo tổng hợp của Vinacas, lượng điều nhân xuất khẩu trong tháng 1.2013 của các doanh nghiệp đạt gần 18.480 tấn, với kim ngạch 105 triệu USD, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 5.939 USD/tấn. Lượng điều nguyên liệu nhập khẩu cũng đạt 25.430 tấn, với kim ngạch hơn 24,3 triệu USD.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/125849p1c34/mat-mua-dieu-do-kho-han.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giá lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục tăng

27-2-2013

Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), Tổng giám đốc Công ty Gentraco Cần Thơ cho biết, sau 5 ngày triển khai chương trình mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các doanh nghiệp trong hiệp hội đã mua được khoảng 20% số gạo được giao mua.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm giảm 2,1%

27-2-2013

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tháng 2 ước đạt 139 nghìn tấn, giảm 2,8% so với cùng kì năm ngoái, đưa tổng sản lượng NTTS 2 tháng đầu năm ước đạt 308,3, giảm 2,1 % so với cùng kì năm ngoái.

Sau Tết, lúa gạo chững giá

26-2-2013

Giá gạo tại thị trường châu Á tuần qua biến động trong biên độ hẹp, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL cũng gần như không thay đổi so với trước Tết. Chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ đang phát huy tác dụng hỗ trợ cho giá gạo.

Xuất khẩu hồ tiêu trước nguy cơ bị ép giá

26-2-2013

Hiệp hội Hồ tiêu cho rằng, lượng hồ tiêu xuất khẩu còn ít nên khách hàng nước ngoài chưa muốn nâng giá.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 31,5%

26-2-2013

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thuỷ sản tháng 2 ước đạt 2,26 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt 4,83 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Nông dân phập phồng chờ giá

20-2-2013

Bắt đầu từ ngày hôm nay (20.2), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ triển khai thực hiện thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nghịch lý sản xuất hồ tiêu

24-1-2013

Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản khác đều sụt giảm về giá bán thì riêng xuất khẩu hồ tiêu năm 2012 tiếp tục giành thắng lợi khi kim ngạch tăng gần 10% và giá bán tăng tới gần 16%. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu nước ta đang đối mặt với tình trạng liên tục suy giảm sản lượng thu hoạch.

DOC khởi xướng vụ kiện chống trợ cấp tôm VN: Không công bằng

24-1-2013

Theo VASEP, ngày 18/1/2013, DOC đã chính thức tuyên bố khởi xướng và tiến hành điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, DOC sẽ tiến hành lựa chọn các bị đơn bắt buộc của Việt Nam căn cứ vào các số liệu thống kê của Hải quan Hoa Kỳ và sẽ cho công bố trong thời gian tới.

Mòn mỏi chờ bán lúa

24-1-2013

Ông Huỳnh Văn Bé Tư, nông dân xã Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), cho biết hơn một tuần qua, hơn 1,3ha lúa nhà ông đến kỳ thu hoạch, kêu thương lái đến mua ai cũng lắc đầu.

Từ 1-17/1 : Xuất khẩu gạo đạt giá trị 56,89 triệu USD

22-1-2013

Theo báo cáo vừa công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo Việt Nam từ ngày 1/1 - 17/1/2013 đạt 124.727 tấn, đạt giá trị 56,89 triệu USD.

Đề xuất cho nhập nội tạng động vật: Tiếp tay phá sức khỏe dân

11-1-2013

Nội tạng chứa nhiều hàm lượng cholesterol; khả năng tồn dư các độc tố rất lớn, không tốt cho người tiêu dùng. Việc nhập nội tạng nếu không kiểm soát tốt, còn có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan.

Rét đậm, nông dân trồng rau “ăn” đủ

10-1-2013

Do rét đậm, rét hại kéo dài, người trồng rau ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang rất… phấn khởi vì được giá, tiêu thụ nhanh. Nhiều nơi, thương lái còn tranh mua, dẫn đến cảnh rau "cháy" hàng ngay tại ruộng.