TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất lúa ở ĐBSCL: Mất hàng chục nghìn tỷ đồng vì thiếu máy móc

Ngày đăng: 23 | 10 | 2012

Theo ước tính của các chuyên gia, trung bình mỗi năm khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thiệt hại tới nửa tỷ USD (tương đương cả chục nghìn tỷ đồng) vì thiếu các loại máy móc phục vụ thu hoạch, bảo quản lúa.

Cần thêm 8.000 máy sấy
Hiện tại, tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch tại ĐBSCL chỉ đạt 40%, trong khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (STH) vẫn ở mức cao, tới 13%. Theo Bộ NNPTNT, hiện nay ở khu vực ĐBSCL có 9.600 máy sấy, đáp ứng được khoảng 45-50% lượng lúa thu hoạch vụ hè thu (tương đương khoảng 8 – 8,5 triệu tấn).
Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL còn rất thấp.
 
Với sản lượng lúa còn lại, ĐBSCL cần có thêm khoảng 8.000 máy sấy với năng suất trung bình 8,8 tấn/mẻ. Riêng khâu thu hoạch, đến nay ĐBSCL có 12.234/máy gặt lúa, trong đó máy gặt đập liên hợp (GĐLH) là 8.698 chiếc, chiếm 71%. Số máy trên chỉ đáp ứng được 56% diện tích lúa được gặt bằng máy.
Việc thu hoạch lúa bằng máy có lợi ích là giảm được chi phí, bình quân chi phí gặt bằng máy chỉ hết 2,1 triệu đồng/ha, tiết kiệm 900.000 đồng/ha so với thu hoạch bằng tay. Hơn nữa, việc dùng máy GĐLH, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bán lúa tươi tại ruộng cho thương lái và thương lái thực hiện việc làm khô lúa tại các lò sấy dịch vụ quy mô lớn.
GS - TS Bùi Chí Bửu – Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam đưa ra con số so sánh: Tỷ lệ thất thoát lúa sau thu hoạch tương đương kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2010 (khoảng 400 – 500 triệu USD).
“Chưa ở đâu như ở nước ta, sau hơn 20 năm, nhưng chỉ có Nhà nước đầu tư cho công nghệ STH. Trong khi các nước trong khu vực, doanh nghiệp đầu tư rất mạnh. Hình ảnh nông dân phơi lúa trên sân, trên đường giao thông hiện nay còn rất nhiều. Nông dân đang chờ doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ STH, giảm thiểu thất thoát nông sản, tăng cường giá trị hạt lúa, để hạt gạo Việt Nam có thương hiệu trên thị trường quốc tế, tiếp cận thị trường bền vững hơn”.
Thiếu người điều khiển
Trên thực tế, ở khu vực ĐBSCL hiện nay, ngoài vấn đề thiếu máy gặt, còn có tình trạng thiếu lao động (cụ thể là tài xế), khiến cho nông dân không dám đầu tư mua máy GĐLH. Để điều hành 1 máy GĐLH cần 1 tài xế và 2-4 người hỗ trợ việc đóng bao. Theo ông Phạm Xuân Phú (Trường Đại học An Giang), hầu hết các tài xế đều không được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu là những người đã từng lái máy cày, máy kéo chuyển sang, nhưng số lượng tài xế này cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy GĐLH. Quan hệ giữa chủ máy và tài xế rất lỏng lẻo, 100% là hợp đồng bằng miệng nên chỉ cần có bất đồng là tài xế sẵn sàng bỏ đi, gây nhiều thiệt hại cho chủ máy.
Theo khảo sát, toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng 6.500 máy GĐLH, nhưng toàn bộ người điều khiển số máy này chưa qua đào tạo. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL.
Còn TS Nguyễn Văn Khải – Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật cơ khí - Khoa Công nghệ (Trường ĐH Cần Thơ) cho biết, khảo sát sơ bộ ở Bạc Liêu, Cà Mau cho thấy hiện nay tỷ lệ thất thoát do máy GĐLH còn nhiều do người điều khiển chọn sai chế độ làm việc của máy hoặc chạy quá nhanh... TS Lê Văn Bảnh – Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: “Ngoài việc ứng dụng cơ giới trong sản xuất, cần thiết quan tâm đến phát triển cơ sở chế biến (sơ chế) và dịch vụ cơ khí (xưởng sửa chữa, cung cấp vật tư, phụ tùng) ở nông thôn”.
Tuy nhiên, theo TS Bảnh, cần có cơ chế chính sách ưu đãi cho nông dân, doanh nghiệp đầu tư các công đoạn cơ giới hóa như máy GĐLH, lò sấy lúa, kho chứa hiện đại gắn kết với hình thức bao tiêu thu mua hợp lý và chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở các cánh đồng mẫu lớn.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Bóp nghẹt sản xuất hàng hóa

23-10-2012

Nếu không mở rộng diện tích và thời gian sử dụng đất nông nghiệp hơn nữa, thậm chí xoá bỏ hẳn hạn điền sẽ khó có một nền nông nghiệp hàng hóa…

Nông sản nội thua trên "sân nhà"?: "Thuốc đắng giã tật"

23-10-2012

"Cũng như khi có bệnh, phải dùng thuốc mới khỏi, bệnh càng nặng thì liều thuốc càng cao. Làm sao chúng ta "tống cổ" được nông sản ngoại nhập kém chất lượng khi cách làm không đúng và khoa học?", ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định.

Tăng cường hợp tác để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi sản xuất lúa gạo

23-10-2012

Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO), khoảng 3 tỷ người, gần một nửa dân số thế giới, phụ thuộc vào gạo. Ở châu Á, phần lớn dân số tiêu thụ gạo trong mỗi bữa ăn. Thậm chí ở nhiều nước như Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Banglades…, gạo chiếm hơn 70% lượng calo và khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Đã có 11 nước chính thức được phép xuất khẩu rau, quả vào Việt Nam

23-10-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, hiện đã có 11 nước trên thế giới được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

Để phát triển chăn nuôi bền vững: Người sản xuất và thương lái cần nâng cao trách nhiệm xã hội

23-10-2012

Là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh nhưng thời gian gần đây, Đồng Nai gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân có nhiều, khi thì do một số người sử dụng chất tạo nạc, lúc lại do chích thuốc an thần cho heo, đó là chưa kể dịch bệnh hoành hành.

Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân

22-10-2012

Hoa quả, rau củ, thịt... bị nhiễm bẩn, nhiễm độc bởi bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc... gần đây lại xuất hiện tràn lan khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc

22-10-2012

300 nông dân đại diện cho các hộ trồng cà phê chè ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên đã cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, DN thảo luận sôi nổi tại diễn đàn “Liên kết phát triển cây cà phê chè bền vững vùng Tây Bắc" do Trung tâm Khuyến nông QG vừa tổ chức ở TP. Sơn La (tỉnh Sơn La).

An ninh lương thực thế giới: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

22-10-2012

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị thường niên 2012 “Rủi ro trong ngành lúa gạo ở châu Á” được tổ chức tại TP.HCM ngày 17 và 18.10, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam

22-10-2012

Trong thời gian qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam liên tục “chinh phục đỉnh cao” trong xuất khẩu, lọt vào top đầu của khu vực và thế giới. Tuy vậy, sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của hàng nông sản Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Khó kiểm nạn nhập khẩu rau quả bẩn: Kiểm tra chất lượng, ngăn chặn rủi ro từ gốc

18-10-2012

Dư luận đang có rất lo lắng về nông sản NK từ TQ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất ATTP đối với rau quả nhập khẩu từ TQ như: cải thảo nhiễm phoocmaldehyt; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Cuối tuần vừa qua, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với VECO tổ chức hội thảo: “An toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ)”.

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thị trường Việt Nam đang tràn ngập rau quả NK. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng dường như bị bỏ ngỏ.

Vụ đông ở miền Bắc đối mặt nhiều khó khăn

18-10-2012

Vụ đông xuân 2012 ở miền Bắc được kỳ vọng sẽ đạt giá trị trên 14.000 tỷ đồng. Song hiện nay, việc triển khai bước đầu đang gặp khó khăn do thời tiết, thiếu vốn…