TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng cường hợp tác để giảm thiểu rủi ro trong chuỗi sản xuất lúa gạo

Ngày đăng: 23 | 10 | 2012

Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO), khoảng 3 tỷ người, gần một nửa dân số thế giới, phụ thuộc vào gạo. Ở châu Á, phần lớn dân số tiêu thụ gạo trong mỗi bữa ăn. Thậm chí ở nhiều nước như Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Banglades…, gạo chiếm hơn 70% lượng calo và khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

Cần có sự hợp tác giữa các nước châu Á nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất lúa gạo.
Từ những năm 1990, sự tăng trưởng trong sản xuất lúa gạo đã chậm hơn so với tăng trưởng dân số. Ước tính sản xuất lúa gạo cần phải tăng 30% vào năm 2025 mới có thể đáp ứng nhu cầu về gạo. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,… đã đe dọa sản lượng lúa gạo toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của Viện Quản lý nước quốc tế, đến năm 2020, 1/3 dân số của châu Á có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, thiếu gạo trầm trọng.
Phát biểu tại Hội thảo lúa gạo và rủi ro ở châu Á, ông Peter Timmer, giáo sư danh dự của Trường Đại học Harvard cho biết, rủi ro trong chuỗi giá trị lúa gạo là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh lương thực toàn cầu, hai phần ba số dân nghèo nhất thế giới phải đối mặt với nạn thiếu lương thực và thiếu an toàn trong thực phẩm. Ngoài ra, nông dân phải gánh chịu nạn thiếu các vật tư, nguồn nước hoặc chất lượng của hạt giống, sắp xếp tài chính để mua sắm, lưu trữ, chế biến và vận chuyển ngũ cốc.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), ông Marc Sadler, nhận xét, việc duy trì giá gạo ổn định, hợp lý cho người tiêu dùng trong nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước như cung cấp giá ưu đãi cho nông dân, đảm bảo giao hàng kịp thời, thiết kế, xây dựng và duy trì hệ thống thủy lợi quy mô lớn. Tất cả các hoạt động này có tác dụng giảm thiểu rủi ro trong chuỗi giá trị lúa gạo, hoặc giúp nông dân, thương nhân và người tiêu dùng đối phó với những rủi ro thực tế. Tuy nhiên, ý định tốt không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tốt và nỗ lực của chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro cho nông dân, người tiêu dùng có thể dẫn đến hệ quả tai hại nếu can thiệp đó không xem xét tác động đầy đủ mặt trái của nó.
Ông Apiradee Yimlamai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược nông nghiệp (Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan) cho rằng, tầm quan trọng của lúa gạo đối với thế giới nói chung và châu Á nói riêng cho thấy cần phải xác định, quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Tất cả mọi người tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo đều có thể đóng góp để hạn chế rủi ro, bằng cách đầu tư vào xây dựng hạ tầng, chế ngự thiên tai, phân phối thị trường và lợi nhuận hợp lý trên cơ sở cùng có lợi giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Đặc biệt, các đối tác cần điều phối các quan hệ của nhau trong suốt chuỗi cung ứng của ngành, nâng cao hiểu biết và đánh giá rủi ro cũng là việc làm quan trọng trong tiến trình xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro toàn diện.
Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT khẳng định, lúa gạo là mặt hàng chủ lực trong các loại lương thực mà con người cần tới, bởi dân số ngày càng tăng, thu nhập bình quân của các quốc gia trên thế giới nói chung, châu Á nói riêng, cũng không ngừng tăng lên, kéo theo nhu cầu lương thực ngày càng lớn. Đây là một thuận lợi lớn cho Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, giống như nhiều nước sản xuất gạo, Việt Nam cũng không là trường hợp ngoài lệ bởi những tác động rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh, nông dân thiếu vốn, sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia sản xuất khác,… Vì vậy, theo ông Bổng, các nước cần tăng cường hợp tác để ngành sản xuất lúa gạo được ổn định và phát triển bền vững, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực của châu Á cũng như thế giới.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Đã có 11 nước chính thức được phép xuất khẩu rau, quả vào Việt Nam

23-10-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho biết, hiện đã có 11 nước trên thế giới được phép xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam.

Để phát triển chăn nuôi bền vững: Người sản xuất và thương lái cần nâng cao trách nhiệm xã hội

23-10-2012

Là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh nhưng thời gian gần đây, Đồng Nai gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân có nhiều, khi thì do một số người sử dụng chất tạo nạc, lúc lại do chích thuốc an thần cho heo, đó là chưa kể dịch bệnh hoành hành.

Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân

22-10-2012

Hoa quả, rau củ, thịt... bị nhiễm bẩn, nhiễm độc bởi bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc... gần đây lại xuất hiện tràn lan khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Phát triển cà phê chè vùng Tây Bắc

22-10-2012

300 nông dân đại diện cho các hộ trồng cà phê chè ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên đã cùng các nhà quản lý, nhà khoa học, DN thảo luận sôi nổi tại diễn đàn “Liên kết phát triển cây cà phê chè bền vững vùng Tây Bắc" do Trung tâm Khuyến nông QG vừa tổ chức ở TP. Sơn La (tỉnh Sơn La).

An ninh lương thực thế giới: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

22-10-2012

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị thường niên 2012 “Rủi ro trong ngành lúa gạo ở châu Á” được tổ chức tại TP.HCM ngày 17 và 18.10, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam

22-10-2012

Trong thời gian qua, các mặt hàng nông sản của Việt Nam liên tục “chinh phục đỉnh cao” trong xuất khẩu, lọt vào top đầu của khu vực và thế giới. Tuy vậy, sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của hàng nông sản Việt Nam vẫn còn hạn chế.

Khó kiểm nạn nhập khẩu rau quả bẩn: Kiểm tra chất lượng, ngăn chặn rủi ro từ gốc

18-10-2012

Dư luận đang có rất lo lắng về nông sản NK từ TQ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ việc mất ATTP đối với rau quả nhập khẩu từ TQ như: cải thảo nhiễm phoocmaldehyt; lựu, nho, táo, mận bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Cuối tuần vừa qua, Viện Chiến lược chính sách nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp với VECO tổ chức hội thảo: “An toàn thực phẩm (ATTP) đối với rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ)”.

Khó kiểm soát an toàn thực phẩm rau quả nhập khẩu

15-10-2012

Thị trường Việt Nam đang tràn ngập rau quả NK. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng dường như bị bỏ ngỏ.

Vụ đông ở miền Bắc đối mặt nhiều khó khăn

18-10-2012

Vụ đông xuân 2012 ở miền Bắc được kỳ vọng sẽ đạt giá trị trên 14.000 tỷ đồng. Song hiện nay, việc triển khai bước đầu đang gặp khó khăn do thời tiết, thiếu vốn…

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

18-10-2012

Tổ chức Oxfarm tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Nông sản nội thua trên "sân nhà": Chịu thua hay quyết đấu?

18-10-2012

Muốn "thắng" được nông sản ngoại, nông dân, doanh nghiệp Việt không thể hy vọng làm được trong một sớm một chiều, càng khó thành công với kiểu sản xuất - kinh doanh "đơn thương độc mã".

Gỡ khó cho “Cánh đồng mẫu lớn”

18-10-2012

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" (CĐML) được triển khai tại ĐBSCL đến nay gần 2 năm với diện tích, số lượng nông dân, doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều. Bước đầu, kết quả rất khả quan: Nông dân giảm được giá thành sản xuất, năng suất cao; thu lợi nhuận tối đa; doanh nghiệp thu sản lượng lúa lớn, chất lượng cao, bán được giá... Tuy nhiên, thực tế triển khai càng đại trà, quy mô lớn tại ĐBSCL thì bất cập, vướng mắc phát sinh làm giảm hiệu quả của mô hình được xem là ưu việt nhất của nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo hiện nay...