ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xuất khẩu gạo theo Nghị định 109: Ngậm ngùi rời cuộc chơi

Ngày đăng: 04 | 10 | 2012

Mặc dù chưa đến hạn nhưng đã đủ số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đảm bảo đầy đủ tiêu chí theo Nghị định 109. Điều này khiến các doanh nghiệp đã và đang đầu tư cơ sở vật chất lao đao.

Ngày 1.10 là hạn chót để các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo đảm bảo đầy đủ tiêu chí theo Nghị định 109. Để có tấm giấy thông hành này, DN được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NNPTNT ban hành; có ít nhất một cơ sở xay xát thóc gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, việc giới hạn 100 DN xuất khẩu gạo là cần thiết, nhằm hạn chế việc cạnh tranh phá giá, gây bất lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, chưa đến hạn thì số lượng các DN được cấp giấy chứng nhận đã đủ, khiến các DN đã và đang đầu tư cơ sở vật chất lao đao.
Hoạt động xuất khẩu gạo đang bị siết chặt
 
Chủ một DN kinh doanh lúa gạo ở TP.Vị Thanh (Hậu Giang) cho biết: “Đang đầu tư xây dựng kho chứa cho đạt chuẩn, nhưng đến cuối tháng 8 nghe thông tin có 99 thương nhân xuất khẩu gạo có giấy phép kinh doanh và xuất khẩu dài hạn nên thôi. Nếu đầu tư tiếp cũng không được cấp giấy chứng nhận nên đã chuyển sang cho thuê nhà xưởng, kho bãi dù đã đầu tư gần chục tỷ đồng vào đó”.
Giám đốc Công ty Chế biến lương thực tại quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) than: Đã đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng lò sấy, trong khi hiệu suất hoạt động của lò sấy chỉ trong thời gian ngắn. Nếu không được cấp phép thì DN gặp rất nhiều khó khăn vì vay vốn với lãi suất khá cao, chỉ mong đạt chuẩn.
TP. Cần Thơ hiện có 20 DN được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (thời hạn 5 năm), 10 DN được cấp thời hạn 1 năm. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã thu hồi 2 giấy chứng nhận của 2 DN.
Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ cho rằng: “Chưa đến thời hạn thì đã đủ số lượng DN đủ điều kiện xuất khẩu gạo sẽ gây lãng phí lớn cho các DN khác vì đã trót đầu tư”. Ông Toại dẫn chứng, nhất là đầu tư cho lò sấy, nhà máy xay xát, kho bãi với vài chục tỷ đồng và DN phải vay với lãi suất cao.
Nếu như không thực hiện theo Nghị định 109, DN liên kết với đơn vị khác thực hiện xay xát, sấy, nay đã đầu tư thì những đơn vị chỉ thực hiện xay xát hay sấy sẽ ế hàng. Nhiều DN nhỏ không nằm trong phạm vi được xuất khẩu gạo sẽ “chết”.
Ông Toại đề nghị Bộ Công Thương cấp phép thêm cho một số DN đủ điều kiện. Đồng tình với ý kiến này, ông Phan Kim Sa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp cho rằng nên cấp phép thêm, trong quá trình hoạt động DN nào yếu thì rút phép và loại dần.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu hướng đích 113,5 tỷ USD

4-10-2012

Dự kiến từ nay đến hết năm, nếu mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ USD thì xuất khẩu cả năm 2012 ước đạt 113,5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Lối nào cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su?

4-10-2012

Việt Nam là một trong 3 nước có năng suất cao su cao nhất thế giới, trung bình đạt 1.720 kg/ha, ngang bằng Thái Lan và chỉ kém Ấn Độ. Đến cuối tháng 8/2012, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cao su đã thu về 1,78 tỉ USD. Đây được xem là con số ấn tượng, song các DN không mấy vui, bởi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Việt Nam thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc

26-9-2012

Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này tăng nhập khẩu cà phê mấy năm gần đây.

Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi: Sản phẩm an toàn hơn

26-9-2012

Nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Chính phủ Canada tài trợ cho Việt Nam Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”. Đã có nhiều mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 8 tỉnh.

XK gỗ dăm sang Trung Quốc: Nhiều doanh nghiệp chờ phá sản

25-9-2012

Hàng loạt công ty chuyên xuất gỗ dăm sang Trung Quốc ở khu vực ĐBSCL đang đứng trước tình cảnh lỗ nặng nề, phần lớn các công ty buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Mỹ kiểm tra các cơ sở chế biến nông sản Việt Nam: Lời cảnh báo sớm

25-9-2012

Đoàn thanh tra của Cục Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Mỹ (FDA) đã “nhắc nhở” về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu vào Mỹ.

Thay đổi tư duy để định vị lại ngành nông nghiệp

2-9-2012

“Người nông dân không thể tự túm tóc mình để nâng mình lên được. Họ chỉ có thể xoay chuyển được tình hình trong giai đoạn đầu phát triển như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… chứ khi kinh doanh ra đến chuỗi toàn cầu, đi vào chế biến sâu thì phải toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Phải thay đổi cả tư duy quản lý và quan niệm xã hội mới có được một nền nông nghiệp hiện đại, đưa được người nông dân vào trong chuỗi giá trị cao của sản xuất nông nghiệp”, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ phải đăng ký lại

20-9-2012

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ ngày 1/10 đến 31/12, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) của nước này.

Cơ hội lớn cho ngành chế biến XK gỗ

20-9-2012

Nền kinh tế đang còn khủng hoảng, suy thoái dẫn đến người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” nhất là với những mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là đồ gỗ. Thế nhưng, tại hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thoái” tổ chức hôm qua (18/9) tại TP.HCM (do Bộ NN-PTNT và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức), nhiều chuyên gia nhận định: Ngành chế biến XK gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức…

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc

11-9-2012

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 9 (từ ngày 1-6/9/2012) Việt Nam đã xuất khẩu được 65.924 tấn gạo, trị giá lên tới gần 30 triệu USD.

Kho trữ lúa phải gắn với lợi ích nông dân

7-9-2012

Đầu tháng 9, giá lúa ở ĐBSCL tăng mạnh, phổ biến dao động ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng bình quân 700 - 900 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Điều trớ trêu là thời điểm này, hầu như nông dân trong vùng đã thu hoạch và đa số đã bán hết lúa hè thu. Cùng thời điểm này, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) khởi công xây dựng chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt, với “hứa hẹn” sẽ dành một phần kho dự trữ để nông dân ký gởi lúa gạo, làm nóng lên câu chuyện trữ lúa sao có lợi nhất cho nông dân!

Những điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012

28-8-2012

Ngày 27/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra 9 điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012.