ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Những điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012

Ngày đăng: 28 | 08 | 2012

Ngày 27/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra 9 điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012.

Thứ nhất, sản lượng thủy sản tăng, giá nguyên liệu giảm: Theo thống kê của Tổng Cục Thủy sản, trong quý II/2012, tổng sản lượng thủy sản của cả nước ước đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 39% so với quý I/2012 và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác đạt 667 tấn, tăng 19% so với quý I nhưng giảm nhẹ khoảng 0,1% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt 826 tấn, tăng 61% so với quý I và 5,8% so với cùng kỳ.
 
Thứ hai, nhập khẩu thủy sản tiếp tục tăng mạnh: Nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng do nguồn cung trong nước không ổn định, giá nguyên liệu trong nước tăng cao theo chi phí đầu vào. Quý II/2012, Việt Nam nhập khẩu thủy sản với tổng giá trị 173,4 triệu USD. Sáu tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 69 nước và lãnh thổ trên thế giới với tổng giá trị gần 331 triệu USD, trong đó bao gồm hàng trả về trên 13 triệu USD.
Thứ ba, tăng trưởng xuất khẩu ngày càng chậm: Quý I/2012, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt tăng trưởng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Bước sang Quý II, tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm, chỉ còn tăng 6% so với cùng kỳ, đạt 1,567 triệu USD. Trong đó, tháng 6 đạt mức tăng trưởng thấp nhất, 1,3% do sự sụt giảm ở các mặt hàng chính như tôm (giảm -4%), cá tra (- 14,4%), nhuyễn thể (-5,5%).
Thứ tư, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm do khủng hoảng Châu Âu: Khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu được đánh giá là nguyên nhân chính khiến nhu cầu tiêu thụ giảm và xuất khẩu hủy sản của Việt Nam sang EU cũng liên tục sụt giảm từ đầu năm đến hết Quý II này. Quý I, xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 7,9% so với cùng kỳ, sang quý II tiếp tục giảm sâu hơn (-15,5%). Riêng tháng 6, xuất khẩu sang thị trường này giảm gần 20%. Trong quý II, EU đã từ vị trí thứ nhất rơi xuống thứ 2 trong các thị trường chính nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Thứ năm, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc chững lại: Quý I, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tăng gần 20% so với cùng kỳ, nhưng sang quý II, xuất khẩu sang thị trường này giảm 2% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của một số doanh nghiệp, tình hình căng thẳng biển Đông ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giao dịch nông sản của Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có mặt hàng thủy sản.
Thứ sáu, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khả quan, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang mất khả năng cạnh tranh tại thị trường này: Nhu cầu thủy sản của Nhật Bản vẫn cao. Tuy nhiên, tại thị trường này doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.
Thứ bảy, thiếu vốn – doanh nghiệp khó tiếp cận vốn với lãi suất thấp: Tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và chế biến xuất khẩu diễn ra từ quý I, tuy nhiên, đến quý II đã bộc lộ rõ mức độ ảnh hưởng. doanh nghiệp không có vốn để mua nguyên liệu, xoay vòng sản xuất, kết quả là giá nguyên liệu trong nước, đặc biệt là tôm và cá tra sụt giảm rõ rệt. Trong đó, giá tôm trong quý II giảm khoảng 40%, giá cá tra giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Thiếu vốn để sản xuất, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh giảm sản xuất và xuất khẩu, nên doanh số xuất khẩu trong quý II có xu hướng giảm dần, đặc biệt đối với ngành cá tra.
Thứ tám, gánh nặng về chi phí và thủ tục chưa được tháo gỡ cho doanh nghiệp thủy sản: Trong khi vấn đề vốn đang khiến cho doanh nghiệp khó bề xoay sở để duy trì và phát triển sản xuất và nhập khẩu thì họ vẫn tiếp tục bị đè nặng trên vai những gánh nặng từ chi phí và thủ tục kéo dài từ năm trước và từ quý I, đến nay chưa được tháo gỡ. Trong khi đó, chi phí sản xuất và chế biến trong nước tăng mạnh 15-35% do giá xăng, dầu, điện, giá thức ăn nuôi thủy sản, giá lao động đều tăng đáng kể, khiến cho nhiều DN khó khăn và điều chỉnh giảm sản xuất hoặc gia công cho đơn vị khác.
Thứ chín, xu hướng sát nhập các doanh nghiệp thủy sản và tái cơ cấu ngành: Tính đến hết tháng 6/2012, có 582 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, giảm 275 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 32%). Trong số các doanh nghiệp năm nay phải ngừng xuất khẩu phần lớn là doanh nghiệp thương mại, không có vùng nuôi, không có cơ sở chế biến.
Theo Báo Điện tử Đảng cộng sản

Nguồn:http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn_id=540170

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 18,1 tỷ USD

28-8-2012

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 8 tháng năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 2,35 tỷ USD đã nâng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 lên 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phân giao hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng: Giải pháp bảo vệ DN trong nước

14-8-2012

Bộ Công Thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng, theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô 70.000 tấn; trứng gia cầm 40.000 tá. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương bác bỏ quan điểm này.

Xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều rào cản mới

10-8-2012

Theo tổng cục Hải quan, trong bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 3,4 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đìu hiu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

6-8-2012

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam, hiện, giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu đang có chiều hướng tăng, tình hình này không chỉ khiến các DN chế biến, sản xuất thức ăn lo lắng mà còn ảnh hưởng tới người chăn nuôi.

Xuất khẩu điều: Nguy cơ rớt hạng

6-8-2012

Diện tích giảm, năng suất không cao và sản lượng sụt thê thảm trong 6 tháng đầu năm 2012, đã khiến cho ngành chế biến – xuất khẩu điều VN đứng trước nguy cơ rơi xuống vị trí thứ 4, của những nước có diện tích và sản lượng điều thu hoạch lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu thủy sản tuy tăng nhưng còn nhiều khó khăn

2-8-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng của cả nước ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, so với cùng kỳ của năm 2010 thì mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với con số 20%.

Xuất khẩu điều - Nông dân, doanh nghiệp đều khổ

2-8-2012

Trong 7 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu điều nhân đạt trên 106.000 tấn, kim ngạch trên 722 triệu USD. Nếu chỉ nhìn con số thì đều tăng so với cùng kỳ năm 2011 nhưng theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu điều nhân, đa phần là DN vừa và nhỏ, gặp khó khăn.

Mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo: Cần nỗ lực nhiều

16-7-2012

Xuất khẩu gạo 6 tháng gặp rất nhiều khó khăn nhưng mục tiêu 7 triệu tấn gạo xuất khẩu vẫn có thể đạt được nếu Việt Nam biết khai thác thế mạnh và giữ thị trường tốt.

Thiếu hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm dè dặt ký hợp đồng

27-6-2012

Tỷ lệ gạo cao cấp ký hợp đồng chiếm hơn 50% trong số gần 3 triệu tấn gạo đã xuất khẩu, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cá tra “xuống đáy ao”: Lỗi quy hoạch và lỗi doanh nghiệp

27-6-2012

“Vì sao cá tra là loài thuỷ sản độc quyền của Việt Nam mà chúng ta vẫn để nó ngụp lặn qua từng mùa vụ? Làm gì để người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến không cùng kéo nhau xuống đáy ao?”

ĐBSCL: Khẩn trương “hồi sức” cá tra

27-6-2012

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo” - ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỏ ra bức xúc ngay khi khởi đầu hội nghị sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP Cao Lãnh vào chiều 26-6.

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

26-6-2012

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được dự báo gặp nhiều khó khăn.