ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo: Cần nỗ lực nhiều

Ngày đăng: 16 | 07 | 2012

Xuất khẩu gạo 6 tháng gặp rất nhiều khó khăn nhưng mục tiêu 7 triệu tấn gạo xuất khẩu vẫn có thể đạt được nếu Việt Nam biết khai thác thế mạnh và giữ thị trường tốt.

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo tính đến ngày 5/7 của Việt Nam đạt 3,475 triệu tấn, vượt kế hoạch đề ra cho 6 tháng nhưng vẫn thấp hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm 2011.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 1,626 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ năm trước do giá bình quân giảm 13 USD/tấn so với cùng kỳ.
Thị trường lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu sôi động trở lại khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn gạo được khởi động từ ngày 10/7.
Hiện giá, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 – 5.200 đ/kg, lúa dài khoảng 5.200 – 5.300 đ/kg, tăng khoảng 100 – 150 đồng/kg so với mức giá cách đây một tuần. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 – 6.900 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700 – 6.800 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.000 – 8.100 đ/kg, gạo 15% tấm 7.700 – 7.800 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.300 – 7.400 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Khai thác thế mạnh
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu thị trường sụt giảm, chịu nhiều áp lực do sự cạnh tranh với các nước ngày càng lớn.
Hiện, Ấn Độ đang có mức tồn kho rất lớn khoảng 33 triệu tấn gạo và trong thời gian tới nước này sẽ tích cực xuất khẩu gạo  không hạn chế để giảm bớt hàng tồn kho. Còn Thái Lan có lượng gạo tồn kho khoảng 12 triệu tấn, trong khi họ không còn đủ kho chứa, buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu.
Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể đạt mục tiêu nếu khai thác tốt thế mạnh thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng gạo cao cấp.
Theo ông Phong, đây là điều đã làm tương đối tốt trong 6 tháng đầu năm (xuất khẩu trên 1,7 triệu tấn, tăng 52,66% so với cùng kỳ). Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu 100% gạo chất lượng cao và gạo thơm của Việt Nam. Còn đối với gạo cấp thấp, VFA khuyến cáo chỉ nên xuất khẩu khoảng 20-25% do không thể cạnh tranh với gạo giá rẻ của Ấn Độ và Myanmar.
VFA cũng cho biết, đến giữa tháng 6, lượng gạo cao cấp đã ký hợp đồng xuất khẩu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, nếu năm trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo trung cấp, với tỷ lệ chiếm hơn 43%, thì nửa đầu năm nay, loại gạo này đã giảm gần một nửa, chỉ còn 21%.
Thay vào đó, tỷ lệ gạo cao cấp ký hợp đồng chiếm hơn 50% trong số gần 3 triệu tấn gạo đã xuất khẩu, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, gạo thơm Việt Nam cũng đang được nhiều thị trường quan tâm, tới giữa tháng 6 đã ký hợp đồng đạt 350.000 tấn.
Tuy nhiên, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong khoảng 2 triệu tấn gạo còn trong kho thì gạo thơm và gạo cấp cao chỉ chiếm khoảng 5%-7%.
Hiện các doanh nghiệp đang lùng mua từng tạ gạo thơm ở khắp nơi nhưng rất khan hiếm. Hiện nhiều doanh nghiệp không dám ký hợp đồng trước. Có gạo thơm trong tay mới dám ký và ký với số lượng nhỏ vì lỡ gom không đủ hàng sẽ phải bồi thường.
Các thị trường lớn như châu Á, châu Âu kể cả châu Phi vốn là các thị trường tiêu thụ gạo cấp thấp nhưng nay đều có nhu cầu mua gạo thơm. Giá gạo thơm thường nước ta khoảng 580-600 USD/tấn, gạo Jasmine 620-630 USD/tấn, gạo thơm cao cấp như Hom mali, KDM được đến 800 USD/tấn.
Trong khi đó, giá gạo thơm Thái Lan luôn cao hơn Việt Nam từ 50 đến 100 USD. Vì vậy, nhà nhập khẩu thường chọn mua gạo thơm Việt Nam.
Giữ thị trường
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, ngoài việc tập trung vào các thị trường chủ lực như Indonesia, Philippines, Châu Phi, Trung Quốc, gạo Việt Nam cũng cần xâm nhập vào những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Được biết, mới đây Hàn Quốc đã ký hợp đồng mua 300.000 tấn gạo của Việt Nam, trong khi Nhật Bản có nhu cầu nhập khoảng 600.000 tấn gạo chất lượng cao cũng đang thăm dò thị trường Việt Nam. Ngoài ra, thị trường Đài Loan, Hồng Kông cũng đang có nhu cầu nhập khẩu gạo số lượng lớn.
Hiện nay, 1,2 triệu tấn gạo ký với Trung Quốc thì 100% là gạo chất lượng cao và gạo thơm.
VFA nhận định: Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng nên Việt Nam có cơ hội xuất sang thị trường này. Tuy nhiên, VFA cũng đưa ra khuyến cáo, trong quá trình thanh toán với các DN Trung Quốc, DN và thương nhân xuất khẩu Việt Nam phải cẩn trọng. Nếu chưa nhận được tiền, chứng từ thì không nên giao hàng.
Thứ Trưởng Nguyễn Thành Biên cho biết, từ nay đến cuối năm, Việt Nam cần phải kiên trì khai thác các thị trường này thì mới có hy vọng đạt được kế hoạch như mong muốn.
Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho rằng, các địa phương cần xây dựng những vùng trồng riêng một số loại gạo để xuất sang thị trường đặc biệt như Hàn Quốc, Nhật Bản, trên thực tế, nhu cầu gạo của họ không nhỏ.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA, cho biết từ lâu đã khuyến cáo địa phương và nông dân tăng diện tích lúa thơm, lúa cấp cao và hạn chế diện tích lúa IR50404 nhưng không hiệu quả.
Khi nguồn cung của chúng ta khan dần, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì chúng ta rất dễ bị mất thị trường mà ta chiếm lĩnh trong thời gian qua, cụ thể là thị trường Hong Kong, Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp tỏ vẻ lo lắng trước nguy cơ này./.
Theo VOV Online

Nguồn:http://vov.vn/Home/Muc-tieu-xuat-khau-7-trieu-tan-gao-Can-no-luc-nhieu/20127/217192.vov

NỘI DUNG KHÁC

Thiếu hàng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm dè dặt ký hợp đồng

27-6-2012

Tỷ lệ gạo cao cấp ký hợp đồng chiếm hơn 50% trong số gần 3 triệu tấn gạo đã xuất khẩu, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Cá tra “xuống đáy ao”: Lỗi quy hoạch và lỗi doanh nghiệp

27-6-2012

“Vì sao cá tra là loài thuỷ sản độc quyền của Việt Nam mà chúng ta vẫn để nó ngụp lặn qua từng mùa vụ? Làm gì để người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến không cùng kéo nhau xuống đáy ao?”

ĐBSCL: Khẩn trương “hồi sức” cá tra

27-6-2012

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo” - ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỏ ra bức xúc ngay khi khởi đầu hội nghị sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP Cao Lãnh vào chiều 26-6.

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

26-6-2012

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được dự báo gặp nhiều khó khăn.

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

26-6-2012

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được dự báo gặp nhiều khó khăn.

Giao đất 50 năm cho dân: Cú hích cho nông nghiệp

26-6-2012

Chủ trương sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ nâng thời hạn giao đất nông nghiệp lên thành 50 năm. Vậy thời hạn này liệu đã đáp ứng được kỳ vọng của nông dân và cần thực hiện giao đất như thế nào?

Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản

22-6-2012

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn đối với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm 2012 được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản

20-6-2012

Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp báo chiều 19-6, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

VFA khuyến cáo tình trạng gian dối, ảnh hưởng chất lượng gạo

20-6-2012

Năm 2012, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) quyết định đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo thơm với mục tiêu đề ra là 600.000 tấn, cao hơn năm ngoái 140 ngàn tấn.

Cứu nông dân và doanh nghiệp chế biến dừa Bến Tre

18-6-2012

Giá dừa khô đang giảm khoảng 70% so với năm trước, đẩy hàng nghìn hộ dân và hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dừa tại Bến Tre lâm vào cảnh khốn khó. Nếu tình trạng này kéo dài, cây dừa – vốn là niềm tự hào và nguồn sống của người dân nơi đây có thể sẽ bị đốn hạ để thay thế bằng những cây trồng khác.

Cà phê Việt trước cơn bão FDI

18-6-2012

Hàng trăm doanh nghiệp nội địa chuyên kinh doanh cà phê xuất khẩu đã và đang phá sản, lụi tàn, vì nhiều hãng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu cơ, lũng đoạn dần nguồn nguyên liệu mà Nhà nước cùng người dân dày công gây dựng...

Xuất hiện "xin-cho" chính sách nông nghiệp

11-6-2012

Trước đây, chính sách có thể sai hoặc thiếu, còn bây giờ có chuyện mua, xin- cho chính sách. Đây là một tình trạng mới, trước có thể chỉ là xin- cho chức quyền, còn bây giờ là xin- cho chính sách.