ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cá tra “xuống đáy ao”: Lỗi quy hoạch và lỗi doanh nghiệp

Ngày đăng: 27 | 06 | 2012

“Vì sao cá tra là loài thuỷ sản độc quyền của Việt Nam mà chúng ta vẫn để nó ngụp lặn qua từng mùa vụ? Làm gì để người nuôi cá và doanh nghiệp chế biến không cùng kéo nhau xuống đáy ao?”

Đó là gợi ý thảo luận của ông Lê Minh Hoan, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tại hội nghị sơ kết sản xuất và tiêu thụ cá tra sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2012 do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Đồng Tháp chiều hôm qua 26.6. Cùng ngày, hội chợ Vietfish khai mạc tại TP.HCM đìu hiu, không có nhiều đoàn khách nước ngoài tới như mọi năm.
Có cá để cân nhưng người nuôi cá không vui.
Phát triển tự phát
Trả lời câu hỏi trên, bà Trương Thị Lệ Khanh, tổng giám đốc công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) nói: “Nguyên nhân chính là do chưa tổ chức chặt chẽ hoạt động của ngành một cách toàn diện và khoa học cả từ hoạt động nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu. Trước mắt cần có con số thống kê chi tiết, chính xác về sản lượng, vùng nuôi… để có gói giải pháp phù hợp.” Ông Huỳnh Minh Đoàn, phó ban chỉ đạo Tây Nam bộ lại “chẩn đoán” bệnh trạng hiện nay của cá tra: “Sản lượng cá tra toàn vùng đã thừa từ năm 2008, nên cần phải tính toán, điều tiết lại sản lượng, không thể để phát triển vùng nuôi tràn lan”.
Ông Dương Ngọc Minh, tổng giám đốc công ty cổ phần thuỷ sản Hùng Vương cho rằng, giá cá giảm liên tục có phần tác động của chính sách tín dụng từ phía các ngân hàng, trong khi nông dân cần bán cá để giải quyết nợ vay tới hạn thì doanh nghiệp chế biến lại không có tiền mua. Ngoài ra, các khoản chi phí cho hoạt động chế biến, xuất khẩu đều tăng, trong đó chi phí vận tải biển tăng đến 70% khiến tổng chi phí trong sáu tháng đầu năm của doanh nghiệp xuất khẩu tăng bình quân 40% so năm 2011.
Theo bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, hiện tại giải pháp tăng cầu là giúp doanh nghiệp có vốn mua cá bỏ vào lưu kho. Hướng mở khác, ngân hàng đã có chính sách giãn nợ, gia hạn thời gian cho vay và xem xét đầu tư thêm. Gói hỗ trợ 9.000 tỉ đồng đã đề xuất bộ Tài chính. Nguồn này sẽ phân ra cho cả doanh nghiệp lẫn người nuôi. Đề nghị hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thông tin thường xuyên về giá cả cho nông dân biết để điều chỉnh nuôi; phối hợp với cơ quan Chính phủ để điều hành xuất khẩu, chống bán phá giá. Bằng nhiều cách phải bảo vệ và phát triển thị trường cho cá tra thông qua xúc tiến thương mại. Tổ chức lại hoạt động nuôi và chế biến xuất khẩu, tránh phát triển nóng.
Để cá tra thành mặt hàng chiến lược
Trong khi đó, theo ông Minh, thị trường Brazil, Mexico rất lớn nhưng đồng tiền các nước này đang mất giá, gián tiếp tạo sức ép lên nhu cầu tiêu dùng. Ông Minh cho biết: “Mặc dù hiện đã có tới 70% doanh nghiệp cá tra đã chết, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lại đang đổ dồn vào thị trường Mỹ cạnh tranh, giảm giá sau mỗi kỳ hội chợ… Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn cho toàn ngành”.
Theo bà Khanh, giá cá giảm hiện nay có phần do quan hệ cung cầu thường xuyên thay đổi theo từng phân khúc thị trường; thị trường ràng buộc hơn do chất lượng sản phẩm cá có giảm so với thời kỳ đầu xuất khẩu mặt hàng này. Bà Khanh cho rằng: “Chính doanh nghiệp xuất khẩu đã đánh mất lòng tin người tiêu dùng châu Âu chứ không phải chỉ do tác động từ khủng hoảng kinh tế”.
Giải pháp trước mắt, theo ông Dương Ngọc Minh, nếu có nguồn tiền hỗ trợ, cần thanh toán trực tiếp tiền mua cá của doanh nghiệp cho nông dân, nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp dùng nguồn tiền này thanh toán nợ cũ; phần còn lại hỗ trợ trực tiếp cho người nuôi tái đầu tư.
Về lâu dài, bà Khanh đề xuất: “Cá tra nhất định phải trở thành mặt hàng chiến lược quốc gia, xây dựng giá sàn và chất lượng tối thiểu trong sản phẩm cá tra. Do vậy nhất thiết phải ổn định lại từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu”.
Có thể thấy, tương lai của cá tra, một thời được coi là phép màu trong xuất khẩu thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ phụ thuộc vào sự đồng bộ giữa vùng nuôi và năng lực chế biến, mà còn phụ thuộc vào khả năng khai thác thị trường trong và ngoài nước.
Theo Sài Gòn tiếp thị

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL: Khẩn trương “hồi sức” cá tra

27-6-2012

“Cá tra được xem như sản phẩm độc quyền của Việt Nam trên thương trường quốc tế, vậy mà chúng ta cứ để nó lặn hụp qua mỗi mùa vụ. Chúng ta đã làm gì và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh xuất khẩu cá tra không dẫn đến kết quả là cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã dự báo” - ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, tỏ ra bức xúc ngay khi khởi đầu hội nghị sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 do Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại TP Cao Lãnh vào chiều 26-6.

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

26-6-2012

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được dự báo gặp nhiều khó khăn.

Duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

26-6-2012

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, từ nay đến cuối năm, nền kinh tế trong nước vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng được dự báo gặp nhiều khó khăn.

Giao đất 50 năm cho dân: Cú hích cho nông nghiệp

26-6-2012

Chủ trương sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ nâng thời hạn giao đất nông nghiệp lên thành 50 năm. Vậy thời hạn này liệu đã đáp ứng được kỳ vọng của nông dân và cần thực hiện giao đất như thế nào?

Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản

22-6-2012

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn đối với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm 2012 được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản

20-6-2012

Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp báo chiều 19-6, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

VFA khuyến cáo tình trạng gian dối, ảnh hưởng chất lượng gạo

20-6-2012

Năm 2012, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) quyết định đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo thơm với mục tiêu đề ra là 600.000 tấn, cao hơn năm ngoái 140 ngàn tấn.

Cứu nông dân và doanh nghiệp chế biến dừa Bến Tre

18-6-2012

Giá dừa khô đang giảm khoảng 70% so với năm trước, đẩy hàng nghìn hộ dân và hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dừa tại Bến Tre lâm vào cảnh khốn khó. Nếu tình trạng này kéo dài, cây dừa – vốn là niềm tự hào và nguồn sống của người dân nơi đây có thể sẽ bị đốn hạ để thay thế bằng những cây trồng khác.

Cà phê Việt trước cơn bão FDI

18-6-2012

Hàng trăm doanh nghiệp nội địa chuyên kinh doanh cà phê xuất khẩu đã và đang phá sản, lụi tàn, vì nhiều hãng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu cơ, lũng đoạn dần nguồn nguyên liệu mà Nhà nước cùng người dân dày công gây dựng...

Xuất hiện "xin-cho" chính sách nông nghiệp

11-6-2012

Trước đây, chính sách có thể sai hoặc thiếu, còn bây giờ có chuyện mua, xin- cho chính sách. Đây là một tình trạng mới, trước có thể chỉ là xin- cho chức quyền, còn bây giờ là xin- cho chính sách.

Xuất khẩu thủy sản gặp nhiều bất lợi

6-6-2012

Trong 5 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011. Xét về mặt giá trị, mức tăng trưởng trên là khả quan nhưng trước thực trạng khó khăn và nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận của ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam sụt giảm.

Quy định làm khó người trồng rừng: Doanh nghiệp lo kẹt giữa “rừng thủ tục”

4-6-2012

Một số doanh nghiệp trồng rừng ở Quảng Ninh cho biết, họ nhìn thấy trước rất nhiều khó khăn, tốn kém khi phải thực hiện quy định tại Thông tư 01/2012 của Bộ NNPTNT.