ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản

Ngày đăng: 22 | 06 | 2012

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn đối với nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm 2012 được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Tôm chết hàng loạt
Theo công bố mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 2,6 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 1,29 triệu tấn, tăng 3%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 1,31 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Về xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2012, các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao.
Bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm cũng đối mặt với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, do dịch bệnh diễn biến kéo dài nên khiến nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nặng nề. Một số tỉnh thiệt hại lớn như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An… và các tỉnh miền Trung, tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân tôm chết hàng loạt.
Trao đổi tại cuộc họp báo ngày 19/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, khó khăn nhất cho ngành nông nghiệp từ đầu năm đến nay không phải là dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm hay dịch lợn tai xanh mà là bệnh trên tôm. Tình trạng tôm chết hàng loạt đã diễn ra đã hơn 1 năm và hiện đang trở thành “mối đe dọa” cho người nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khác. Đó là đó là thực trạng về chất lượng con giống trong nuôi trồng thủy sản còn thấp, số ượng con giống qua kiểm dịch chưa cao, đặc biệt là tôm giống, tôm bố mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và chất lượng chưa được chọn lọc đồng đều. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản đang gây ra thiệt hại lớn; nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt Nam đã bị cảnh báo từ các nước nhập khẩu về lượng thuốc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thủy sản; những khó khăn về thiếu nguyên liệu, về tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, đang trở thành nỗi lo đối với các doanh nghiệp thủy sản và có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tăng trưởng của ngành thủy sản...
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Mặc dù ngành thủy sản trong những tháng cuối năm 2012 sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, vẫn còn nhiều cơ hội để tăng tốc xuất khẩu thuỷ sản cuối năm 2012. Bởi lẽ, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này trên thế giới rất cao, đặc biệt là mặt hàng cá tra đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy ngành thủy sản phát triển hơn nữa, từ nay đến cuối năm cần triển khai mạnh hơn việc kiểm soát chất lượng thủy sản; cần rà soát lại danh mục các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản và có văn bản cấm sử dụng các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và xuất khẩu.
Đối với việc khắc phục dịch bệnh trên tôm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, hiện Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo và tập trung các chuyên gia hàng đầu trong nước và chuyên gia quốc tế để nghiên cứu, xử lý dịch bệnh tôm tại các tỉnh phía Nam, dịch bệnh tôm hùm ở miền Trung. Hiện Bộ cũng đã đề nghị Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) hỗ trợ kỹ thuật, đưa các chuyên gia hàng đầu hỗ trợ giải quyết tình trạng trên.
Cùng với đó, để vượt qua được những khó khăn và phấn đấu đạt được chỉ tiêu toàn ngành đã đề ra, từ nay đến cuối năm 2012, ngành thủy sản cần tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra về chất lượng thủy sản để đảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu.
Ngoài ra, ngành thủy sản cũng cần tiếp tục tập trung vào tăng diện tích nuôi; hướng dẫn phát triển nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra thâm canh, nhuyễn thể theo các quy trình sản xuất tốt; nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống chất lượng cao, giống sạch bệnh cung cấp đủ cho các vùng nuôi thủy sản của cả nước…
Theo Báo Điện tử Đảng cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=528722

NỘI DUNG KHÁC

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản

20-6-2012

Theo số liệu công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp báo chiều 19-6, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

VFA khuyến cáo tình trạng gian dối, ảnh hưởng chất lượng gạo

20-6-2012

Năm 2012, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) quyết định đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo thơm với mục tiêu đề ra là 600.000 tấn, cao hơn năm ngoái 140 ngàn tấn.

Cứu nông dân và doanh nghiệp chế biến dừa Bến Tre

18-6-2012

Giá dừa khô đang giảm khoảng 70% so với năm trước, đẩy hàng nghìn hộ dân và hơn 100 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dừa tại Bến Tre lâm vào cảnh khốn khó. Nếu tình trạng này kéo dài, cây dừa – vốn là niềm tự hào và nguồn sống của người dân nơi đây có thể sẽ bị đốn hạ để thay thế bằng những cây trồng khác.

Cà phê Việt trước cơn bão FDI

18-6-2012

Hàng trăm doanh nghiệp nội địa chuyên kinh doanh cà phê xuất khẩu đã và đang phá sản, lụi tàn, vì nhiều hãng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu cơ, lũng đoạn dần nguồn nguyên liệu mà Nhà nước cùng người dân dày công gây dựng...

Xuất hiện "xin-cho" chính sách nông nghiệp

11-6-2012

Trước đây, chính sách có thể sai hoặc thiếu, còn bây giờ có chuyện mua, xin- cho chính sách. Đây là một tình trạng mới, trước có thể chỉ là xin- cho chức quyền, còn bây giờ là xin- cho chính sách.

Xuất khẩu thủy sản gặp nhiều bất lợi

6-6-2012

Trong 5 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2011. Xét về mặt giá trị, mức tăng trưởng trên là khả quan nhưng trước thực trạng khó khăn và nhiều bất cập khiến cho lợi nhuận của ngành sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam sụt giảm.

Quy định làm khó người trồng rừng: Doanh nghiệp lo kẹt giữa “rừng thủ tục”

4-6-2012

Một số doanh nghiệp trồng rừng ở Quảng Ninh cho biết, họ nhìn thấy trước rất nhiều khó khăn, tốn kém khi phải thực hiện quy định tại Thông tư 01/2012 của Bộ NNPTNT.

Nhà máy đường Lam Sơn "dọa" giảm giá mua mía

4-6-2012

Ghi nhận của phóng viên NTNN tại các vùng nguyên liệu mía ở Thanh Hóa cho thấy, vào thời điểm này, giá mía đang xuống rất thấp, nhiều nông dân thậm chí không bán được mía.

Tăng cường các giải pháp để giữ vững vị thế của gạo Việt Nam

31-5-2012

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trở thành trung tâm gạo của thế giới, song để có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng giá trị và uy tín của hạt gạo Việt Nam.

Giải quyết triệt để vấn đề đất đai: Tiền đề cho tái cơ cấu kinh tế

21-5-2012

Đất đai sử dụng lãng phí, ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích tụ đất, khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức cho phép, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... những vấn đề vướng mắc đang đặt ra cho công tác xây dựng luật, chính sách đất đai cần giải quyết triệt để nhằm tạo một trong những tiền đề cho tái cơ cấu nền kinh tế.

Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền

14-5-2012

Sau một thời gian phát triển “nóng” và được coi là đầu tàu kinh tế của khu vực ĐBSCL, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.

Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước

14-5-2012

Tình hình sản xuất, tiêu thụ trong tháng 4 vẫn không có dấu hiệu cải thiện đáng kể khi những chỉ số quan trọng về sản xuất công nghiệp, thương mại vẫn thấp. Đặc biệt, lượng hàng tồn kho đang ở mức cao. Năm 2012, Việt Nam đặt mục tiêu tăng 13% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, tương đương 108,8 tỷ USD.