ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Mỹ kiểm tra các cơ sở chế biến nông sản Việt Nam: Lời cảnh báo sớm

Ngày đăng: 25 | 09 | 2012

Đoàn thanh tra của Cục Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Mỹ (FDA) đã “nhắc nhở” về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu vào Mỹ.

Sau hơn 10 ngày làm việc, Đoàn thanh tra FDA đã tiến hành thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại 12 cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu vào Mỹ. 3 trong số 12 cơ sở đoàn ghé thăm mắc một số các lỗi lớn, đoàn thanh tra phải lập biên bản và nhắc nhở.
Nhiều cơ sở chế biến vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Lỗi nhỏ, khắc phục nhanh
Ông Lesley Swanson – thanh tra viên FDA cho biết, trong hoạt động thanh tra chất lượng VSATTP tại cơ sở chế biến, FDA có 2 mức đánh giá chung, gồm vi phạm nghiêm trọng và vi phạm nhưng không nghiêm trọng. Ở mức đánh giá thứ nhất, đoàn thanh tra phải ghi nhận và xem xét lại việc có tiếp tục cho phép doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu vào Mỹ hay không ở mức đánh giá thứ hai, doanh nghiệp có thể mắc phải một số điểm chưa hoàn hảo nhưng có thể khắc phục được, đoàn chỉ khuyến cáo để khắc phục.
Sau khi kiểm tra 7 xí nghiệp chế biến nông sản, ông Swanson cũng cho biết, các lỗi hay mắc phải của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu như không có cửa che chắn các vi sinh vật xâm phạm vào khu vực chế biến, ý thức rửa tay sau khi đi vệ sinh của một số công nhân chưa tốt, một số phương tiện dùng trong chế biến làm bằng gỗ, khó lau chùi… Vấn đề đường dẫn nước thải, nơi chứa rác thải cũng được các thanh tra viên quan tâm khi tham quan các cơ sở chế biến thực phẩm.
“Chúng tôi cũng thu thập các bao bì đóng gói sản phẩm để phân tích các chỉ số ghi trên nhãn, nếu phát hiện sai phạm trong phạm vi chấp nhận được, chúng tôi sẽ sớm khuyến cáo để doanh nghiệp khắc phục” - ông Swanson cho biết.
Trong khi đó, ông Edwad OShaugh Nessy – dẫn đầu một đoàn thanh tra khác của FDA cũng cho biết, chỉ 1 trong số 5 doanh nghiệp được đoàn ghé thăm mắc phải lỗi lớn phải nhắc nhở. Lỗi này thuộc về vấn đề ghi chép các hồ sơ, giấy tờ khi tham gia các tiêu chuẩn như HACCP, vấn đề các lô hàng bị trả về trong quá khứ…
Chưa ảnh hưởng tới xuất khẩu
Sau khi quay trở về Mỹ, FDA sẽ có văn bản gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp yêu cầu khắc phục những lỗi sai hoặc những vấn đề còn yếu nhằm đảm bảo VSATTP. Các cơ sở này có thời gian từ 2 – 3 tháng để khắc phục, bổ sung hồ sơ và gửi lại cho FDA. Kết quả thanh tra cuối cùng sẽ có sau thời gian khoảng 3 tháng.
Ông Lesley Swanson cho biết, trong quá trình khắc phục các lỗi vi phạm, doanh nghiệp vẫn tiếp tục được phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ngoài ra, trong thời gian tới, ông Swanson hy vọng các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển công nghệ sản xuất, chế biến, phù hợp với quy định VSATTP của Mỹ để xuất khẩu vào nước này.
“Sau khi FDA gửi các ghi nhận sau đợt thanh tra, doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục các lỗi sai, sau đó chụp hình, bổ sung các biểu đồ, đơn đặt hàng thiết bị mới… gửi sang FDA để chứng minh việc khắc phục lỗi sai của đơn vị” - ông Swanson giải thích.
Ông Nguyễn Đình Thụ - Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) cho rằng, trước khi FDA có kết quả thanh tra chính thức, các doanh nghiệp không nên quá lo lắng, mọi hoạt động xuất nhập khẩu vẫn được tiến hành bình thường.
Trong khi đó, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, theo bộ luật về VSATTP vừa ban hành, Mỹ sẽ tăng cường hoạt động thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trong thời gian tới, hoạt động thanh tra này sẽ dần dần đi vào quy củ và thực hiện định kỳ, trở thành thông lệ trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế của hai nước.
“Tháng 12 tới Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội sẽ mở một số lớp đào tạo các vấn đề liên quan đến VSATTP khi xuất khẩu vào Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm giúp việc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ thuận lợi hơn” - vị này cho biết.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/105142p1c25/my-kiem-tra-cac-co-so-che-bien-nong-san-viet-nam-loi-canh-bao-som.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thay đổi tư duy để định vị lại ngành nông nghiệp

2-9-2012

“Người nông dân không thể tự túm tóc mình để nâng mình lên được. Họ chỉ có thể xoay chuyển được tình hình trong giai đoạn đầu phát triển như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… chứ khi kinh doanh ra đến chuỗi toàn cầu, đi vào chế biến sâu thì phải toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Phải thay đổi cả tư duy quản lý và quan niệm xã hội mới có được một nền nông nghiệp hiện đại, đưa được người nông dân vào trong chuỗi giá trị cao của sản xuất nông nghiệp”, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ phải đăng ký lại

20-9-2012

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ ngày 1/10 đến 31/12, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) của nước này.

Cơ hội lớn cho ngành chế biến XK gỗ

20-9-2012

Nền kinh tế đang còn khủng hoảng, suy thoái dẫn đến người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” nhất là với những mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là đồ gỗ. Thế nhưng, tại hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thoái” tổ chức hôm qua (18/9) tại TP.HCM (do Bộ NN-PTNT và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức), nhiều chuyên gia nhận định: Ngành chế biến XK gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức…

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc

11-9-2012

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 9 (từ ngày 1-6/9/2012) Việt Nam đã xuất khẩu được 65.924 tấn gạo, trị giá lên tới gần 30 triệu USD.

Kho trữ lúa phải gắn với lợi ích nông dân

7-9-2012

Đầu tháng 9, giá lúa ở ĐBSCL tăng mạnh, phổ biến dao động ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng bình quân 700 - 900 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Điều trớ trêu là thời điểm này, hầu như nông dân trong vùng đã thu hoạch và đa số đã bán hết lúa hè thu. Cùng thời điểm này, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) khởi công xây dựng chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt, với “hứa hẹn” sẽ dành một phần kho dự trữ để nông dân ký gởi lúa gạo, làm nóng lên câu chuyện trữ lúa sao có lợi nhất cho nông dân!

Những điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012

28-8-2012

Ngày 27/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra 9 điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 18,1 tỷ USD

28-8-2012

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 8 tháng năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 2,35 tỷ USD đã nâng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 lên 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phân giao hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng: Giải pháp bảo vệ DN trong nước

14-8-2012

Bộ Công Thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng, theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô 70.000 tấn; trứng gia cầm 40.000 tá. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương bác bỏ quan điểm này.

Xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều rào cản mới

10-8-2012

Theo tổng cục Hải quan, trong bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 3,4 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đìu hiu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

6-8-2012

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam, hiện, giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu đang có chiều hướng tăng, tình hình này không chỉ khiến các DN chế biến, sản xuất thức ăn lo lắng mà còn ảnh hưởng tới người chăn nuôi.

Xuất khẩu điều: Nguy cơ rớt hạng

6-8-2012

Diện tích giảm, năng suất không cao và sản lượng sụt thê thảm trong 6 tháng đầu năm 2012, đã khiến cho ngành chế biến – xuất khẩu điều VN đứng trước nguy cơ rơi xuống vị trí thứ 4, của những nước có diện tích và sản lượng điều thu hoạch lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu thủy sản tuy tăng nhưng còn nhiều khó khăn

2-8-2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng của cả nước ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, so với cùng kỳ của năm 2010 thì mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với con số 20%.