ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Lối nào cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su?

Ngày đăng: 04 | 10 | 2012

Việt Nam là một trong 3 nước có năng suất cao su cao nhất thế giới, trung bình đạt 1.720 kg/ha, ngang bằng Thái Lan và chỉ kém Ấn Độ. Đến cuối tháng 8/2012, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cao su đã thu về 1,78 tỉ USD. Đây được xem là con số ấn tượng, song các DN không mấy vui, bởi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Sản phẩm XK của Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé.
Méo mặt vì lợi nhuận giảm mạnh
Vào thời điểm này năm ngoái, các DN xuất khẩu cao su rất phấn khởi vì đạt lợi nhuận cao nhờ cao su được giá, khối lượng xuất khẩu ổn định. Nhưng hiện tại, họ đang “méo mặt” bởi lợi nhuận giảm, nguyên nhân là do giá xuất khẩu giảm mạnh. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu cao su tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 595.000 tấn; kim ngạch giảm khoảng 6%, còn 1,78 tỉ USD. Hiện, các DN cao su vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu để duy trì doanh thu, chấp nhận đẩy mạnh hàng ra trong bối cảnh giá xuống thấp để giải phóng hàng tồn kho, cắt lỗ.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2012 của 5 DN cao su đang niêm yết trên thị trường chứng khoán với các mã TNC, HRC, PHR, DPR và TRC, mặc dù tổng doanh thu thuần vẫn duy trì ở mức tương đối ổn định (912 tỉ đồng so với mức 920 tỉ đồng cùng kỳ năm 2011), nhưng lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm và có xu hướng giảm dần theo quý. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý II/2012 của 5 DN này giảm 26% so quý I/2012 và giảm 24,11% so cùng kì năm 2011.
Trong khi đó, nhiều công ty tư nhân sản xuất mủ cao su ly tâm và cao su hỗn hợp cho biết, mặc dù đang cố gắng tăng cường khối lượng xuất khẩu, song họ vẫn đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thua lỗ do giá xuất khẩu quá thấp và gánh nặng thuế xuất khẩu lên tới 3%, thay vì 0% trước đó (theo Thông tư 145/2011/TT của Bộ Tài chính, áp dụng từ ngày 8/12/2011).
Các DN ngành này cho biết, cao su đang là mặt hàng được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Năm ngoái, giá cao su xuất khẩu tăng cao nên dù có đánh thuế, các DN vẫn có lãi, nhưng nay giá cao su giảm mạnh, nếu cộng thêm mức thuế xuất khẩu 3% thì sản phẩm cao su của Việt Nam rất khó bán, hoặc nếu cố gắng bán ở giá thấp thì DN sẽ phải chịu cảnh lỗ nặng.
Sản lượng giảm
Theo ông Nguyễn Quang Hợp, Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, hiện cao su của nước ta chủ yếu xuất sang Trung Quốc và xuất thô theo đường tiểu ngạch để tránh bị đánh thuế ở cả hai chiều Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không mở rộng thị trường mà cứ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì DN sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Chế biến mủ cao su xuất khẩu tại Cty TNHH Trường Anh
 
Được biết, trước đây, mỗi ngày các DN xuất qua biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) từ 2.000 - 3.000 tấn cao su sơ chế, nhưng từ tháng 4/2012 tới nay, các đơn hàng từ phía Trung Quốc giảm dần, chỉ còn 200 -300 tấn/ngày, thậm chí một số DN có ngày không xuất được lô hàng nào. Hiện, giá cao su xuất sang Trung Quốc tại các cửa khẩu chính như Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai đang bị ép xuống mức rất thấp, chỉ còn trên 15.000 NDT/tấn (tương đương 2.400 USD/tấn), trong khi năm ngoái, có lúc giá cao su đạt trên 6.000 USD/tấn. Ban quản lý cửa khẩu Móng Cái cho biết, phía Trung Quốc đang thực thi các biện pháp siết chặt dần khâu giao thương hàng hóa giữa hai bên theo phương thức tiểu ngạch để chuyển dần sang chính ngạch.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu cao su theo hệ chính ngạch sẽ khiến DN gặp nhiều trở ngại, đó là mức thuế cao và nhiều chi phí khác. Cụ thể là thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu và các chi phí thủ tục khác vào khoảng 5.000 NDT/tấn, tiếp đó là cước vận chuyển đến nơi tiêu thụ… Vì vậy, nếu không tính toán phương án phù hợp, đơn vị kinh doanh sẽ rất khó xoay sở, gây trở ngại cho việc xuất khẩu cao su của các DN.
Trong khi đó, theo tin từ Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Lào Cai, số DN và tư thương chuyên xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên của nước ta sang Trung Quốc chuyển địa chỉ giao dịch từ cửa khẩu Móng Cái đến cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai). Tuy nhiên, khối lượng xuất đi cũng không lớn. Hiện, trung bình chỉ xuất được 300 tấn/ngày do thị trường miền Tây Trung Quốc chưa có nhu cầu cao về mặt hàng này.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, để cải thiện tình trạng trên, các DN xuất khẩu cao su cần nhanh chóng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, đồng thời tranh thủ khai thác lợi thế của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc nhằm tăng xuất khẩu hàng hóa theo diện chính ngạch, từ đó giảm phụ thuộc vào chính sách biên mậu của Trung Quốc.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/10/36529.html

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc

26-9-2012

Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này tăng nhập khẩu cà phê mấy năm gần đây.

Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi: Sản phẩm an toàn hơn

26-9-2012

Nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Chính phủ Canada tài trợ cho Việt Nam Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”. Đã có nhiều mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 8 tỉnh.

XK gỗ dăm sang Trung Quốc: Nhiều doanh nghiệp chờ phá sản

25-9-2012

Hàng loạt công ty chuyên xuất gỗ dăm sang Trung Quốc ở khu vực ĐBSCL đang đứng trước tình cảnh lỗ nặng nề, phần lớn các công ty buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Mỹ kiểm tra các cơ sở chế biến nông sản Việt Nam: Lời cảnh báo sớm

25-9-2012

Đoàn thanh tra của Cục Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Mỹ (FDA) đã “nhắc nhở” về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu vào Mỹ.

Thay đổi tư duy để định vị lại ngành nông nghiệp

2-9-2012

“Người nông dân không thể tự túm tóc mình để nâng mình lên được. Họ chỉ có thể xoay chuyển được tình hình trong giai đoạn đầu phát triển như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… chứ khi kinh doanh ra đến chuỗi toàn cầu, đi vào chế biến sâu thì phải toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Phải thay đổi cả tư duy quản lý và quan niệm xã hội mới có được một nền nông nghiệp hiện đại, đưa được người nông dân vào trong chuỗi giá trị cao của sản xuất nông nghiệp”, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ phải đăng ký lại

20-9-2012

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ ngày 1/10 đến 31/12, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) của nước này.

Cơ hội lớn cho ngành chế biến XK gỗ

20-9-2012

Nền kinh tế đang còn khủng hoảng, suy thoái dẫn đến người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” nhất là với những mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là đồ gỗ. Thế nhưng, tại hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thoái” tổ chức hôm qua (18/9) tại TP.HCM (do Bộ NN-PTNT và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức), nhiều chuyên gia nhận định: Ngành chế biến XK gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức…

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc

11-9-2012

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 9 (từ ngày 1-6/9/2012) Việt Nam đã xuất khẩu được 65.924 tấn gạo, trị giá lên tới gần 30 triệu USD.

Kho trữ lúa phải gắn với lợi ích nông dân

7-9-2012

Đầu tháng 9, giá lúa ở ĐBSCL tăng mạnh, phổ biến dao động ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng bình quân 700 - 900 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Điều trớ trêu là thời điểm này, hầu như nông dân trong vùng đã thu hoạch và đa số đã bán hết lúa hè thu. Cùng thời điểm này, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) khởi công xây dựng chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt, với “hứa hẹn” sẽ dành một phần kho dự trữ để nông dân ký gởi lúa gạo, làm nóng lên câu chuyện trữ lúa sao có lợi nhất cho nông dân!

Những điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012

28-8-2012

Ngày 27/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra 9 điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 18,1 tỷ USD

28-8-2012

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 8 tháng năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 2,35 tỷ USD đã nâng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 lên 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phân giao hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng: Giải pháp bảo vệ DN trong nước

14-8-2012

Bộ Công Thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng, theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô 70.000 tấn; trứng gia cầm 40.000 tá. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương bác bỏ quan điểm này.