ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi: Sản phẩm an toàn hơn

Ngày đăng: 26 | 09 | 2012

Nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Chính phủ Canada tài trợ cho Việt Nam Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”. Đã có nhiều mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 8 tỉnh.

Giúp truy xuất được nguồn gốc
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án, đến nay dự án đã triển khai được 14 mô hình rau, quả thí điểm ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang. Các mô hình này đảm bảo áp dụng thực hành sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến nơi kinh doanh, buôn bán, đáp ứng đầy đủ theo các tiêu chuẩn của VietGAP. Điển hình là: Mô hình liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung (TP.Hồ Chí Minh); mô HTX Phước An (TP. Hồ Chí Minh), mô hình xoài HTX Hòa Lộc (Tiền Giang)…
Quản lý theo chuỗi sẽ tạo ra những sản phẩm rau sạch, an toàn.
 
Đối với mô hình thí điểm chuỗi ngành hàng thịt lợn và thịt gà, dự án triển khai được 3 mô hình tại TP. Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai. Quy mô của mỗi mô hình thí điểm đảm bảo liên kết theo chuỗi bao gồm từ 2-8 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ và một số cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Mục tiêu đặt ra cho các mô hình thí điểm là sẽ có một số cơ sở giết mổ được cấp chứng nhận thực hành chế biến tốt (GMP).
Ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi sẽ giúp chủ động trong việc đánh giá và cảnh báo nguy cơ, giúp truy xuất nguồn gốc, khắc phục nhanh các sự cố về VSATTP, nhất là sẽ tăng cường được sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”.
Liên kết sản xuất - tiêu thụ còn lỏng lẻo
Kết quả triển khai các mô hình thí điểm thời gian qua cho thấy, hầu hết nông dân đã hiểu và từng bước áp dụng quy trình chuẩn (SOPs) vào sản xuất như thực hiện ghi chép và biết sử dụng ghi chép trong quá trình thực hiện SOPs. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc ghi chép của nông dân vẫn còn nhiều sai sót, chưa đầy đủ thông tin hoặc thông tin chưa chính xác, đặc biệt là tên hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Song ở cấp độ trang trại và HTX quy mô lớn như mô hình rau tại Đồng Nai, Thanh Hóa, cây ăn quả tại Tiền Giang… nông dân đã biết áp dụng đủ 10 quy trình SOPs.
Theo kết quả phân tích từ các mẫu rau, quả của các mô hình cho thấy, không phát hiện có ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong các mô hình thí điểm. Kết quả phân tích cũng cho thấy, có sự cải thiện rõ rệt về kiểm soát mối nguy ô nhiễm vi sinh trong rau, số lượng mẫu rau nhiễm vi sinh đã giảm đáng kể so với điều kiện sản xuất ban đầu.
Theo khuyến nghị của Ban Quản lý dự án, việc áp dụng quy trình quản lý thực phẩm theo chuỗi đối với những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sẽ phức tạp hơn, nên cần phải hình thành HTX để hoạt động ổn định hơn. Cũng cần điều chỉnh lại quan điểm về khái niệm “chuỗi giá trị ngành hàng”, tập trung nhiều hơn vào khâu trang trại. Mặt khác, cần xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm an toàn và thương hiệu của sản phẩm được chứng nhận.
Ban Quản lý dự án cũng đánh giá, việc triển khai quản lý thực phẩm theo chuỗi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc liên kết của các cơ sở áp dụng quy trình này trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng (trang trại/cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, đóng gói, cơ sở kinh doanh) chưa được chặt chẽ. Khả năng liên kết chuỗi giữa cơ sở sản xuất và kênh phân phối (bán buôn, bán lẻ) còn hạn chết do khả năng cung ứng số lượng ổn định và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm.
Để giải quyết những thách thức trên, ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý về chuỗi thực phẩm an toàn. Đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, đặc biệt quan tâm đến thị trường tiêu thụ thực phẩm an toàn”.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

XK gỗ dăm sang Trung Quốc: Nhiều doanh nghiệp chờ phá sản

25-9-2012

Hàng loạt công ty chuyên xuất gỗ dăm sang Trung Quốc ở khu vực ĐBSCL đang đứng trước tình cảnh lỗ nặng nề, phần lớn các công ty buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.

Mỹ kiểm tra các cơ sở chế biến nông sản Việt Nam: Lời cảnh báo sớm

25-9-2012

Đoàn thanh tra của Cục Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Mỹ (FDA) đã “nhắc nhở” về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu vào Mỹ.

Thay đổi tư duy để định vị lại ngành nông nghiệp

2-9-2012

“Người nông dân không thể tự túm tóc mình để nâng mình lên được. Họ chỉ có thể xoay chuyển được tình hình trong giai đoạn đầu phát triển như dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… chứ khi kinh doanh ra đến chuỗi toàn cầu, đi vào chế biến sâu thì phải toàn bộ hệ thống phải vào cuộc. Phải thay đổi cả tư duy quản lý và quan niệm xã hội mới có được một nền nông nghiệp hiện đại, đưa được người nông dân vào trong chuỗi giá trị cao của sản xuất nông nghiệp”, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ phải đăng ký lại

20-9-2012

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ ngày 1/10 đến 31/12, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải thực hiện đăng ký thông tin với với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) theo quy định của Luật Hiện đại hóa An toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) của nước này.

Cơ hội lớn cho ngành chế biến XK gỗ

20-9-2012

Nền kinh tế đang còn khủng hoảng, suy thoái dẫn đến người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” nhất là với những mặt hàng xa xỉ, đặc biệt là đồ gỗ. Thế nhưng, tại hội thảo “Giải pháp cho ngành chế biến gỗ trong giai đoạn kinh tế suy thoái” tổ chức hôm qua (18/9) tại TP.HCM (do Bộ NN-PTNT và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức), nhiều chuyên gia nhận định: Ngành chế biến XK gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng không ít thách thức…

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khởi sắc

11-9-2012

Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 9 (từ ngày 1-6/9/2012) Việt Nam đã xuất khẩu được 65.924 tấn gạo, trị giá lên tới gần 30 triệu USD.

Kho trữ lúa phải gắn với lợi ích nông dân

7-9-2012

Đầu tháng 9, giá lúa ở ĐBSCL tăng mạnh, phổ biến dao động ở mức 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng bình quân 700 - 900 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Điều trớ trêu là thời điểm này, hầu như nông dân trong vùng đã thu hoạch và đa số đã bán hết lúa hè thu. Cùng thời điểm này, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) khởi công xây dựng chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt, với “hứa hẹn” sẽ dành một phần kho dự trữ để nông dân ký gởi lúa gạo, làm nóng lên câu chuyện trữ lúa sao có lợi nhất cho nông dân!

Những điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012

28-8-2012

Ngày 27/8, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đưa ra 9 điểm nổi bật về tình hình sản xuất và xuất khẩu thủy sản quý II/2012.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đạt 18,1 tỷ USD

28-8-2012

Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 8 tháng năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt 2,35 tỷ USD đã nâng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2012 lên 18,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phân giao hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng: Giải pháp bảo vệ DN trong nước

14-8-2012

Bộ Công Thương vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu muối, đường, trứng, theo đó, lượng muối nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2012 là 102.000 tấn; đường tinh luyện, đường thô 70.000 tấn; trứng gia cầm 40.000 tá. Nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng Bộ Công Thương bác bỏ quan điểm này.

Xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều rào cản mới

10-8-2012

Theo tổng cục Hải quan, trong bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 3,4 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Đìu hiu ngành chế biến thức ăn chăn nuôi

6-8-2012

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam, hiện, giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu đang có chiều hướng tăng, tình hình này không chỉ khiến các DN chế biến, sản xuất thức ăn lo lắng mà còn ảnh hưởng tới người chăn nuôi.